Tâm sự hôm nay

Bệnh vô cảm và định hướng sai lầm từ truyền thông

Thời gian gần đây truyền thông trong nước thường đồng loạt ca ngợi nhiều hiệp sỹ bắt cướp như là những tấm gương đáng để học tập trong bối cảnh con người sống vô cảm hiện nay, nhưng hóa ra họ lại vô tình khích lệ những người không được đào tạo chuyên môn làm những việc thực sự nguy hiểm.
Cách đây ít lâu, khi chở con bằng xe máy trên đường Tân Kỳ Tân Quý (Bình Hưng Hòa- TP.HCM), tôi đã bị một tên cướp giật mất chiếc ba-lô treo phía đầu xe. Trong ba-lô có toàn bộ giấy tờ tùy thân, tiền bạc, thẻ ngân hàng và đặc biệt là chiếc laptop lưu trữ rất nhiều tư liệu quan trọng. Theo đúng phản xạ tự nhiên, tôi vội vàng tăng ga rượt theo tên cướp, vừa chạy vừa la to mong nhận được sự giúp đỡ của người đi đường. Lúc đó đường không vắng, nhưng tuyệt đối không có một người nào hỗ trợ tôi truy đuổi tên cướp, dù rằng chiếc xe máy cũ kỹ của hắn chỉ chạy cách đầu xe tôi vài mét. Cuộc rượt đuổi kéo dài hàng chục phút và chỉ dừng lại khi tôi nghe tiếng đứa con 9 tuổi sợ hãi thét lớn phía sau. Tôi dừng xe, bất lực nhìn theo tên cướp nhởn nhơ chạy khỏi tầm mắt, không khỏi cảm giác thất vọng tới bẽ bàng trước sự vô cảm của hàng trăm người đi đường khi chứng kiến T*i n*n của mình. Sau khi chia sẻ sự việc với một người bạn đang định cư tại Mỹ, bạn tôi đã phân tích các tình huống khiến tôi phải thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình. Theo lời bạn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trẻ em Mỹ đã được dạy kỹ năng trong trường hợp tương tự là tuyệt đối không được chống trả, đảm bảo an toàn tính mạng bản thân là việc ưu tiên. Điều duy nhất cần làm là cố gắng ghi nhớ những dữ liệu liên quan tới kẻ cướp để dễ dàng hơn cho công tác điều tra. Vậy là dù gặp chuyện rủi ro, nhưng bản thân tôi cũng có cái may vì đã gặp tên cướp khá “tử tế” khi hắn chỉ cướp tài sản chứ không cố ý đạp mẹ con tôi té ngã, gây chấn thương, hay thậm chí dẫn tới Tu vong như bao trường hợp khác. Tôi cũng thử đặt mình vào địa vị người đi đường: họ sẽ làm được điều gì nếu như có hảo ý giúp tôi vào lúc đó. Khó có khả năng họ có thể cướp lại tài sản cho tôi từ tên cướp, và nếu như có T*i n*n xảy ra, thì chắc chắn tôi không có khả năng đền bù vật chất và ơn nghĩa xứng đáng với hậu quả gián tiếp gây ra cho họ.

Thời gian gần đây truyền thông trong nước thường đồng loạt ca ngợi nhiều hiệp sỹ bắt cướp như là những tấm gương đáng để học tập trong bối cảnh con người sống vô cảm hiện nay, nhưng hóa ra họ lại vô tình khích lệ những người không được đào tạo chuyên môn làm những việc thực sự nguy hiểm. Thực tế cho thấy, trong khi thi hành “phận sự” của mình đã có nhiều hiệp sỹ gặp những T*i n*n nghiêm trọng, hoặc bị kẻ xấu trả thù. Và phần thưởng cho hành động cao cả của họ ngoài vài bài báo vinh danh cùng những lời cảm ơn, nếu may mắn sẽ có thêm cái bằng khen và chút ít tiền thưởng, hoặc tiền từ các nhà hảo tâm giúp đỡ. Khi sự việc qua rồi, những hệ lụy còn lại về sức khỏe, tài chính và an toàn sinh mạng thì không ai khác mà chính bản thân và gia đình người hiệp sỹ phải gánh chịu. Nên chăng thay vì cổ xúy cho thường dân phải làm những việc của một bộ phận công an được đào tạo kỹ năng bài bản, được hưởng lương và trợ cấp tương xứng với công việc của mình thì truyền thông nên tập trung định hướng cho người dân cần cẩn thận đề phòng tới mức tối đa mỗi khi ra đường để không tạo điều kiện cho kẻ xấu nổi lòng tham, và tránh đẩy người chứng kiến lâm cảnh nguy hiểm trước sự cố khi họ không chấp nhận trở thành người vô cảm. Trong một lần đứng xếp hàng mua vé tại một nhà gare ở Thụy Sỹ, tôi đã chứng kiến một phụ nữ Á Châu bị người bán vé từ chối phục vụ do chị có hành động chen ngang những người tới trước. Có lần trong một nhà hàng, tôi chứng kiến người phục vụ lịch sự tới bàn kế bên yêu cầu hai thực khách nói chuyện nhỏ nhẹ hơn để không ảnh hưởng những người xung quanh… Người ta vẫn nói văn hóa tây khá lạnh lùng, nhưng người phương tây không vô cảm trong việc chấp nhận cái xấu diễn ra xung quanh. Nhờ vậy mà xã hội phương tây luôn được tiếng phát triển trong nền nếp, lịch sự. Người Việt thường có xu hướng đao to búa lớn lý thuyết suông trong các vấn đề xã hội, ngay cả vấn đề con người vô cảm cũng vậy. Theo tôi, để trở thành một con người không vô cảm trong xã hội hoàn toàn là điều bất cứ ai cũng làm được, đơn giản như việc không xả rác bừa bãi, tôn trọng luật giao thông, và lên tiếng trước những hiện tượng xấu dù nhỏ… cũng góp phần cải thiện cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn. Tiếc thay có thể những điều này được coi là quá vặt vãnh, mà giáo dục và truyền thông đều chưa bao giờ coi đó là điều trọng tâm trong việc định hướng xã hội. Hương Vũ (Gửi từ Thụy Sỹ)
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-vo-cam-va-dinh-huong-sai-lam-tu-truyen-thong-8400.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh vô cảm truyền thông vô cảm

Tin cùng nội dung

  • Hàng tuần cần công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật
  • Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là không hài lòng với cách các quan chức thực thi lệnh hạn chế nhập cư, chủ yếu do bộ phận truyền thông của Nhà Trắng.
  • Tôi khá ngỡ ngàng khi vừa được Bộ Y tế mời gặp để trao đổi về tình hình truyền thông trong y tế. Bất ngờ hơn nữa, từ Bộ trưởng đến một số lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ đều biết đến các bài viết của tôi, dù đó chỉ là những chia sẻ đời thường của một bác sĩ chuyên phẫu thuật cột sống trên trang Facebook
  • Câu hỏi ở đây là ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi để 5.000 hộ dân mất tiền mua nước mà vẫn ngày ngày bị đầu độc bởi nước bẩn.
  • Không biết những người hôi được của mang về sẽ khoe chiến tích ấy với người thân như thế nào? Con cái họ liệu có noi gương của cha mẹ không? Chúng sẽ thành những người con, người công dân ra sao khi cha mẹ ăn cướp?
  • Báo chí đã đưa những hình ảnh đau lòng “khuôn mặt rạng rỡ của người đi hôi của”; “người dân cười hỉ hả khi hôi của được nhiều bia”… trong vụ một chiếc xe tải chở bia gặp T*i n*n khiến cho cả nghìn thùng bia trên xe đổ ào xuống đường. Hôi của còn hơn cả sự vô cảm. Đó là tội ác!
  • (SucKhoeDoiSong.vn) - Ở nước ngoài, người ta họp, thảo luận, báo cáo là chính và thường là chất lượng; ăn uống, gặp mặt chỉ là phụ. Còn ở VN ngược lại, nhiều khi quá đà.
  • Nếu phỏng vấn bất cứ ai, chắc chắn 100% không ai nhận mình là “vô cảm”, thế nhưng thực tế, sự vô cảm đã thành đại dịch trong cuộc sống như là sự xuống cấp của đạo đức xã hội
  • Thỉnh thoảng đọc báo lại giật mình, chuyện 1 người sắp ch*t do T*i n*n bị bỏ mặc, 1 người bị thương do ngã xe nằm im bên đường, mọi người vẫn vội vã vọt qua, đám đông bu vào đông dần và bàn tán...
  • Khi bàn về bệnh vô cảm, có anh nhà báo người Việt định cư tại Anh nói với tôi ,”ở nước mình, vô cảm mới sống được. “Sẵn lòng” quá dễ vạ lây. Anh đã từng đưa người say rượu T*i n*n bị bỏ mặc ngoài đường đi cấp cứu rồi bị cả làng cả tổng nhà họ đánh đuổi vì nghĩ anh là thủ phạm.” Tôi cứ nghĩ mãi về câu chuyện đó, trong lòng không nguôi day dứt một câu hỏi “Người Việt vô cảm vì đâu?”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY