Vợ chồng đi cùng nhau chặng đường dài cần phải chấp nhận ưu khuyết điểm của đối phương. Hãy động viên và cổ vũ nhau cùng cố gắng, đừng bao giờ mỉa mai, khinh thường người bạn đời của mình.
Liên (33 tuổi) chia sẻ cô và Nghĩa kết hôn vừa tròn 5 năm, đã sinh được 2 bé, trai gái đủ cả.
"Nhà đông anh chị em nên học hết phổ thông tôi đã ra đời bươn chải kiếm tiền. Sau mấy năm các em dần lớn khôn, tôi tích góp được chút vốn liền mở cửa hàng kinh doanh và làm ăn rất tốt", Liên kể.
Trái ngược với Liên, Nghĩa có bằng thạc sĩ, công tác trong một cơ quan nhà nước. Hai người dường như không có điểm chung về cả học vấn và cuộc sống riêng. Tuy nhiên Nghĩa lại ưng ý Liên ngay từ khi được bạn bè giới thiệu. Anh quyết tâm tán tỉnh và cầu hôn cô.
Có lần Liên tình cờ đọc được dòng tin nhắn Nghĩa trò chuyện với bạn. Anh bảo muốn lấy Liên làm vợ vì cô giỏi xốc vác, đảm đang, có khả năng cáng đáng gia đình.
Lúc ấy liên buồn vì nghĩa đến với cô không phải bởi tình yêu. nhưng cô nghĩ vợ chồng về chung sống lâu dài, tình nghĩa sẽ được vun đắp. nghĩa học cao hiểu rộng, chắc chắn hai người sẽ xây dựng được một gia đình hạnh phúc.
"Sau khi kết hôn, mọi việc chủ yếu do tôi lo liệu bởi lương chồng khá thấp. Bố mẹ chồng không có thu nhập, em gái chồng vừa tốt nghiệp ra trường chưa xin được việc làm, tôi chi tiêu cho cả nhà nhưng chưa bao giờ kêu ca phàn nàn. Lương chồng có vài triệu, tháng anh đưa cho tôi vài trăm, 1 triệu, có tháng không đưa. Tôi cũng chẳng đòi hỏi vì bản thân vẫn lo được", Liên tâm sự.
Rồi hai đứa con lần lượt ra đời, Liên vừa thực hiện nghĩa vụ làm mẹ, làm vợ, làm dâu vừa quản lý việc kinh doanh. Cô cứ nghĩ chồng sẽ tự hào và cảm kích trước sự hi sinh và công lao của vợ, ai ngờ càng ngày Nghĩa càng bất mãn với cô vợ “ít học”.
Nghĩa thường xuyên so sánh Liên với những người phụ nữ khí chất, tri thức khác. Hễ anh đề cập tới chuyện gì mà Liên không hiểu, anh lập tức liếc xéo vợ đầy khinh miệt: “Đúng là đồ nông cạn, ít học!”.
“Mày sướng thế, vợ lo hết, chẳng cần bận tâm gì…”, một người đồng nghiệp xuýt xoa ngưỡng mộ Nghĩa. Anh lại thở dài chán nản: “Con buôn ấy tính làm gì, làm ra chút tiền thôi chứ dốt nát, tư duy thấp kém lắm…”. Liên nghe mà nghẹn đắng không thốt nên lời.
Đợt vừa rồi Nghĩa quyết định sửa nhà vì em gái anh sắp kết hôn, muốn có nhà cửa đàng hoàng cho đẹp mặt với nhà trai. Nghĩa thản nhiên bàn chuyện với bố mẹ, trong khi bản thân anh không có tiền tiết kiệm, vì cho rằng Liên phải là người chi tiền.
Liên không phản đối chuyện đó, sửa nhà cũng để cả đại gia đình ở. nhưng trong lúc bàn bạc, cô và nghĩa bất đồng ý kiến. “cô im đi, cái loại học hết phổ thông thì biết gì mà nói!”, nghĩa lườm vợ rồi thốt ra một câu khiến liên sững người. cô lẳng lặng bỏ vào phòng riêng.
Sáng hôm sau, Liên rành rọt nói với chồng: “Từ bây giờ anh phải cùng tôi lo cho gia đình, tiền chi tiêu sinh hoạt hàng tháng sẽ chia đôi. Tôi lo cho 2 con còn anh chịu trách nhiệm ăn uống, chi tiêu hàng tháng. Thiết nghĩa phân chia như vậy đã là nhân nhượng với anh rồi, vì bản thân tôi là phụ nữ còn phải chăm con, làm việc nhà…”.
Liên tuyên bố thêm nếu nghĩa có tiền thì hãy nghĩ tới sửa nhà, cô sẽ không bỏ tiền ra vì căn nhà này đứng tên bố mẹ chồng. ban đầu nghĩa rất bất mãn vì đã quen với việc liên cho đi không cần nhận lại. anh tức tối tự nhủ không có cô thì mọi chuyện vẫn ổn thỏa. nhưng chỉ sau 1 tháng nghĩa đã nhận ra chi tiêu trong nhà tốn kém thế nào. 10 triệu tiền lương của anh thậm chí còn không đủ cho gia đình 4 người lớn, 2 đứa trẻ, chưa tính tiền học và mua sắm riêng cho các con. bởi vì riêng chi phí thu*c và khám bệnh của bố mẹ nghĩa đã lên đến vài triệu đồng.
“Chỉ sau 1 tháng chồng đã rối rít xin lỗi tôi, hứa hẹn từ giờ không bao giờ nói lời quá đáng nữa. Vậy nhưng tôi không đồng ý. 5 năm qua như thế là quá đủ rồi, tôi nói thẳng nếu anh ấy thấy có lỗi thì hãy cố gắng làm tròn trách nhiệm với gia đình. Còn tôi sẽ chỉ làm tốt phận sự của mình mà thôi, chẳng việc gì phải hi sinh vì người khác nữa”, Liên nói. Thiết nghĩ Liên đã làm đúng, cho đi quá nhiều đôi khi sẽ chỉ mang lại tác dụng ngược.