12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Vợ sinh chồng cũng được nghỉ thai sản

Từ trước đến nay chỉ có phụ nữ mang thai mới được nghỉ sinh con, nhưng sắp tới các quý ông cũng sẽ có cơ hội nghỉ ở nhà khi vợ sinh để làm tròn trách nhiệm chăm vợ chăm con.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tiêu chuẩn nghỉ thai sản cho phự nữ là 14 tuần. Khu vực châu Á có tất cả 5 quốc gia có thời gian nghỉ thai sản nhiều hơn thời gian mà ILO đưa ra gồm: Mông Cổ (120 ngày), Bangladesh (16 tuần), Singapore (16 tuần) và Trung Quốc là (14 tuần) và Việt Nam cũng là một trong số đó.

Thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ Việt Nam là từ 4 – 6 tháng (16 – 24 tuần). Trong khi đó những bậc làm cha lại không hề được nghỉ một buổi nào khi con mình ra đời.

Do đó mới đây ILO đã lên tiếng khuyến khích Việt Nam cần tăng cường vai trò của người cha nhiều hơn nữa trong việc mẹ sinh con như: chăm sóc mẹ và bé, lau dọn nhà cửa, cơm nước cho vợ… bằng cách cho nam giới nghỉ chế độ thai sản  như phụ nữ nhưng với thời gian ngắn hơn.

Tổ chức này cũng cho biết, chế độ thai sản cho nam giới ở các nước trên thế giới đang dần trở nên phổ biến, vậy nên đàn ông Việt không được nghỉ thai sản cũng là một điều bất công.

Dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi mới hi vọng sẽ đem đến cho những người đàn ông nhiều cơ hội hơn thể hiện khả năng chăm sóc vợ con của mình.

Sẽ được nghỉ từ 5-7 ngày

Giám đốc ILO Việt Nam, TS Gyorgy Sziraczki nhận định: "Việc công nhận quyền làm cha của nam giới cũng như trách nhiệm của họ phải san sẻ việc nhà và chăm sóc gia đình (những công việc không được trả lương) sẽ giúp xóa bỏ những quan điểm xã hội truyền thống và thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc và tại gia đình”.

Theo những diễn biến mới nhất, dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi (sẽ được đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội khai mạc trong tháng 5 này) lần đầu tiên đề cập đến chế độ nghỉ thai sản cho lao động nam.

“Nếu dự thảo luật nhận được sự đồng tình của Quốc hội, lao động nam sẽ được nghỉ 5-7 ngày hưởng nguyên lương tùy vào việc vợ sinh thường hay phải phẫu thuật”, ILO đưa ra nhận định.

Đồng thời, tổ chức bảo về quyền lợi của người lao động cũng cho rằng dự thảo luật đồng thời cũng quy định về chế độ nghỉ thai sản khi nhận con nuôi (người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi). Việc cho phép bố mẹ nuôi được hưởng các chế độ bảo trợ xã hội là phù hợp với các khuyến nghị của ILO và đã được đưa vào luật pháp của nhiều nước trên thế giới.

Quyền lợi cho các bà mẹ thai sản vẫn bị hạn chế

Bên cạnh những khuyến nghị cần tăng thời gian nghỉ thai sản dành cho các ông bố, thì ILO cũng đư ra cảnh báo đang lo ngại liên quan tới Việt Nam khi việc bảo vệ quyền lợi cho bà mẹ trong thời gian thai sản vẫn hạn chế.

Cụ thể, ILO nhận định tại Việt Nam, các điều khoản về chế độ thai sản chỉ có thể áp dụng cho gần 30% lực lượng lao động và việc khu vực phi chính thức, bao gồm ngành nông nghiệp, vẫn còn quá lớn là một vấn đề đối với việc thực thi pháp luật.

ILO có 3 công ước về bảo vệ thai sản được thông qua vào năm 1919, 1952 và 2000. Các công ước này quy định việc phòng ngừa tiếp xúc với những nguy hại về an toàn và sức khỏe trong quá trình mang thai và cho con bú, quyền được trả trợ cấp thai sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em và thời giờ nghỉ cho con bú, bảo vệ chống phân biệt đối xử và sa thải liên quan đến thai sản, cũng như quyền được đảm bảo khi trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản.

“Mặc dù 66 quốc gia trong tổng số 185 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cam kết thực hiện ít nhất 1 trong 3 công ước trên, Việt Nam không nằm trong số đó”, ILO nhận định.

Theo Lao động,  phát biểu trước thực trạng tại Việt Nam hiện nay, TS. Gyorgy Sziraczki cho rằng: “Đảm bảo công việc và thu nhập cho lao động nữ trong và sau quá trình mang thai là một việc làm cần thiết giúp phụ nữ có được cơ hội bình đẳng và được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc, giúp thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ”.

Tuy nhiên, ILO cũng mở ra kỳ vọng với các điều khoản quy định trong Bộ Luật Lao động và dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội, cùng các biện pháp khác, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc gia nhập và thực hiện các công ước của ILO để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của bà mẹ và trẻ em Việt Nam.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/vo-sinh-chong-cung-duoc-nghi-thai-san-6375/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY