Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Với kinh nghiệm chăm 2 con nhiễm sởi cùng lúc, chị Mai L. (32 tuổi, Hà Nội) đã kể lại hành trình cũng như đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho các phụ huynh có con mắc bệnh.

Với kinh nghiệm chăm 2 con nhiễm sởi cùng lúc, chị Mai L. (32 tuổi, Hà Nội) đã kể lại hành trình cũng như đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho các phụ huynh có con mắc bệnh.

Chăm con mắc sởi là nỗi ám ảnh của không ít ông bố bà mẹ “tập sự”. Chị Mai L. vẫn nhớ như in cảm giác bàng hoàng năm ngoái, 7 ngày thức xuyên đêm chăm 2 con mắc sởi. Bo (3 tuổi) đã tiêm một mũi vắcxin nhưng vẫn nhiễm virus sởi từ bạn mẫu giáo, rồi về lây cho em Bu (8 tháng tuổi) ở nhà. Chị xin nghỉ chăm con suốt cả tuần, cho đến khi ban sởi bay hết mới dám thở phào nhẹ nhõm đi làm lại.

Giai đoạn sốt:

Ngày đầu tiên, Bo và Bu cùng sốt cao, tất nhiên khi đó mình chưa biết con mắc sởi. Dù lý do sốt là gì, mình vẫn tuân thủ nguyên tắc cho trẻ uống Thu*c hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C, kết hợp chườm mát, nằm phòng thoáng khí. Bu còn nhỏ, khó nết ăn, nên mình dùng Thu*c hạ sốt vị cam để con bớt trớ.

Đến ngày thứ 2, các con vẫn sốt, Bo có thêm biểu hiện mắt hơi đỏ, còn Bu đổ ghèn nhiều, ho khan không đờm, chảy nước mũi. Bản năng làm mẹ thôi thúc mình lên mạng tìm các bài báo uy tín “gọi tên căn bệnh”. Mình nghi con nhiễm virus sởi, vạch miệng Bo lại thấy xuất hiện chấm trắng nhỏ 1mm (gọi là Koplik) ở niêm mạc má, sau 12 giờ thì biến mất. Không chần chừ, mình tức tốc mời bác sĩ quen đến khám.

Vị bác sĩ thông báo đúng là các con đã mắc sởi, cần cách ly tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Dù đã nghi từ trước, nhưng nghe chẩn bệnh mình vẫn điếng người. Bo quá nhỏ, chưa đến tuổi tiêm vắcxin sởi, chưa có kháng nguyên virus trong người, nên phải theo dõi đặc biệt. Bác sĩ nói bệnh chỉ cần chăm sóc tại nhà, song nếu sốt cao liên tục 39-40 độ C, khó thở, thở nhanh, lơ mơ, không ăn, không chơi... thì phải nhập viện ngay.

Nguy hiểm của sởi là sốt cực cao nhưng người vẫn mát, nên phải chú ý cặp nhiệt độ thường xuyên và uống hạ sốt đủ liều để tránh nguy cơ sốt co giật. Tuy nhiên, bác sĩ dặn không được hạ sốt bằng aspirin gây hại mắt. Bu sốt mệt, nên mẹ phải bế vác vỗ về. Anh Bo cũng quấy khóc, nhưng may mắn có bố trông nom đỡ.

Theo lời bác sĩ, mình nhỏ mắt cho bọn nhỏ bằng nước muối S*nh l* 0,9% 3 lần/ngày để phòng biến chứng viêm loét giác mạc, nhắc con không được dụi mắt. Bu dưới 1 tuổi nên được kê uống thêm vitamin A liều cao nhằm giảm biến chứng về mắt. Rửa mũi, tưa lưỡi, xúc miệng, xịt họng sạch sẽ cũng bằng nước muối S*nh l* 3-4 lần/ngày để tránh biến chứng viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa. Sởi do virus, nên nếu chưa biến chứng, thì không được dùng kháng sinh đâu các mẹ ạ!

Ảnh: The Mirror

Ốm sốt chắc chắn sẽ làm bọn trẻ bỏ ăn, khóc lóc mè nhèo, quấy xuyên đêm. Bu không chịu uống nước pha oresol bù điện giải, nên mình phải dùng xilanh bơm vào miệng. Con bú không được nhiều, nên mình cho bú liên tục, mỗi cữ cách nhau khoảng 60 phút. Bo hợp tác hơn, nên được cho uống nước cháo loãng với muối, nước dừa, nước mía, nước cam...

Cả hai đều ăn cháo gà hầm thật mềm với đậu xanh và cà rốt, vừa bổ dưỡng lại giàu vitamin A tốt cho đôi mắt đang viêm. Tuy nhiên, các mẹ nên tránh các thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, lạc…

Giai đoạn nổi ban:

Ngày thứ 4, mình bắt đầu lo lắng hơn khi các con hết sốt nhưng bắt đầu nổi ban đỏ. Nốt ban mọc gồ lên, đầu tiên ở sau tai, lan dần ra hai bên má, cổ, ngực, bụng và hai cánh tay. Một ngày sau, ban tiếp tục lan ra sau lưng, hông và hai chi dưới. Ban mọc trình tự, không mọc toàn thân và cùng lúc như sốt phát ban. Ban màu hồng nhạt, ấn vào biến mất, cũng khác với sốt xuất huyết (ấn vào da, vẫn thấy nốt ban).

Bác sĩ trấn an vợ chồng mình rằng, nổi ban là dấu hiệu tích cực. Nếu các nốt ban hợp lại thành mảng lớn 3-6mm, hoặc phát ban toàn thân mà vẫn sốt, thì mới thực sự đáng lo.

Ban sởi không đau nhưng khá ngứa, phải cắt móng tay để con không ngứa ngáy gãi xước da, dẫn đến nhiễm trùng. Mình vẫn cho con tắm rửa bình thường. Các mẹ đừng kiêng nước, mà hãy nghe theo lời bác sĩ kìa. Trẻ mắc sởi vẫn cần tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm và sữa tắm dưỡng ẩm, nhằm loại bỏ vi khuẩn mà không gây khô da. Da càng khô, càng bẩn, thì càng ngứa, các mẹ nhé!

Cha mẹ cũng nên đeo khẩu trang N95 khi chăm sóc con để tránh bị lây. Khoảng 7 ngày, các triệu chứng ho khan, viêm mắt, sổ mũi... sẽ dần hết. Các nốt ban bắt đầu biến mất theo thứ tự: mặt trước, chân tay sau, tuy có để lại vết thâm nhưng da trẻ con lành, sẽ nhanh hồi lại thôi.

Bu và Bo mắc sởi rồi thì sẽ có kháng nguyên, không cần tiêm vắcxin nữa. Tuy nhiên, nếu chưa từng mắc sởi thì các mẹ nên cho tiêm sớm, đủ 2 mũi, chớ có “anti-vắcxin” mà khổ con”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/7-ngay-sat-canh-cung-con-thoi-bay-dich-soi-n155355.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh sởi hapacol

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi có khả năng phát sinh các loại biến chứng khác nhau do phong tà, hỏa độc, thực tích, đờm thấp... quá mạnh đều khiến sởi bị bế lại (vít) không mọc ra được, xuất hiện tình trạng đang mọc mà không mọc, xuất hiện chứng nghịch hoặc nguy nhiễm như sởi mọc không thấu hoặc bay đi quá nhanh...
  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY