Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Số ca nhiễm cúm, thủy đậu, sởi giảm nhờ giãn cách xã hội chống COVID-19

MangYTe - Bệnh cúm và một số bệnh truyền nhiễm khác có giảm so với mấy năm trước. Nguyên nhân giảm có thể do thực hiện các biện pháp chống dịch như giãn cách xã hội.

Giãn cách xã hội góp phần làm giảm số ca nhiễm bệnh cúm. Trong ảnh: khách hàng chờ trước cửa hàng bán thức ăn nhanh ở Arnhem (Hà Lan) ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

Tạp chí khoa học Nature (Anh) đã đăng bài viết với đầu đề "Làm thế nào mà việc ngăn chặn virus corona lại chặn đứng được bệnh cúm?".

Thời điểm nhiễm cúm chỉ kéo dài sáu tuần

Bài viết ghi nhận các biện pháp chống covid-19 như giãn cách xã hội, phong tỏa, hạn chế tập trung đông người, khử khuẩn và rửa tay thường xuyên dường như đã tác động kéo giảm số ca nhiễm cúm và một số bệnh nhiễm khác.

Kết quả trên được ghi nhận căn cứ dữ liệu hơn 150.000 mẫu xét nghiệm từ các phòng xét nghiệm cúm quốc gia của 71 nước đưa lên trang web giám sát cúm toàn cầu FluNet do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều phối.

Thông thường số ca cúm mùa ở bắc bán cầu bắc thường đạt đỉnh vào tháng 2 và kết thúc vào cuối tháng 5. năm nay, đặc biệt số ca nhiễm cúm giảm đột ngột vào đầu tháng 4, tức vài tuần sau khi who tuyên bố đại dịch covid-19 vào ngày 11-3.

Như vậy trong năm nay, thời điểm xảy ra bệnh cúm ở Bắc bán cầu đã kết thúc sớm và rút ngắn lại khoảng sáu tuần.

Trên thế giới có khoảng 290.000 đến 650.000 người ch*t mỗi năm do cúm mùa. như vậy thời điểm nhiễm cúm rút ngắn lại có nghĩa đã giảm được hàng chục ngàn ca Tu vong.

Cần phải tiêm vắcxin phòng cúm vì căn bệnh này có thể gây ch*t người - Ảnh: path.org

Số ca thủy đậu ở Hong Kong giảm ít nhất 50%

Số ca nhiễm cúm giảm trong năm nay còn có thể xuất phát từ nguyên nhân khác như một số người có triệu chứng nhiễm cúm không đến các phòng khám làm xét nghiệm do giãn cách xã hội.

Ngoài ra, một số bệnh truyền nhiễm khác như thủy đậu, sởi và rubella đã giảm ít hơn so với những năm trước.

Tại Hong Kong, số ca nhiễm giảm khoảng từ phân nửa đến 3/4 so với mấy năm trước. Chỉ có 36 ca rubella được ghi nhận trên toàn thế giới vào tháng 4-2020. Đây là một trong những tỉ lệ giảm thấp nhất tối thiểu từ năm 2016.

Ngược lại, số ca bệnh truyền nhiễm như bệnh lao phổi có thể tăng trở lại. nguyên nhân do các chương trình phòng ngừa các bệnh này đã kết thúc.

Nếu dịch cúm dường như đã bị kiềm chế, công tác tiêm chủng vắcxin vẫn phải tiếp tục vì căn bệnh này có thể gây ch*t người.

Học viện y quốc gia pháp đã kêu gọi những người có nguy cơ nhiễm cúm và những người có yếu tố nguy cơ tiến triển nặng trong trường hợp nhiễm virus cúm hoặc virus sars-cov-2 đều phải được tiêm phòng cúm. tiêm ngừa cúm phải được nhắc lại hằng năm.

Mùa lạnh, phòng bệnh sốt xuất huyết, sởi, cúm, quai bị, thủy đậu... ra sao?

Tto - đã có 250.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết trong 10 tháng đầu năm 2019, tăng 3 lần so với cùng kỳ. dự báo dịch sẽ còn kéo dài đến sau tháng 1-2020, trong khi các bệnh sởi, cúm mùa, quai bị, thủy đậu lại sắp 'vào mùa'.

HOÀNG DUY LONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/so-ca-nhiem-cum-thuy-dau-soi-giam-nho-gian-cach-xa-hoi-chong-covid-19-20200529165154064.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY