Kinh tế xã hội hôm nay

Vòng luẩn quẩn bệnh tật vì thực phẩm bẩn

Liên tiếp các vụ vận chuyển thực phẩm bẩn trong thời gian qua bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, số lượng lên đến hàng chục tấn gồm nội tạng trâu, bò, lợn...
Liên tiếp các vụ vận chuyển thực phẩm bẩn trong thời gian qua bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, số lượng lên đến hàng chục tấn gồm nội tạng trâu, bò, lợn... ôi thối đưa đi tiêu thụ. Bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng, vì lợi nhuận, các cơ sở kinh doanh đưa vào các nhà trường, khu công nghiệp phục vụ các bếp ăn tập thể. Từ những thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc này, nguy cơ ngộ độc thực phẩm với người tiêu dùng luôn bị đe dọa...

Quá nhiều vụ bị phát hiện

Ngay trong những ngày đầu năm 2015, các lực lượng chuyên ngành các tỉnh đã liên tiếp bắt giữ nhiều vụ vận chuyển thực phẩm bẩn đi tiêu thụ: Ngày 22/1, tại Hà Tĩnh, kiểm tra xe tải biển số 51C-367.15, thu giữ 1,4 tấn chân trâu, bò đã bốc mùi hôi thối. Ngày 25/1, tại Thanh Hóa bắt giữ xe ôtô BKS 36B - 011.20, do lái xe Lê Văn Du (SN 1983, Thanh Hóa) điều khiển đang vận chuyển gần 2 tạ xương trâu, bò bốc mùi hôi thối. Tài xế khai nhận, số hàng trên được nhận chở từ Thanh Hóa và mang ra Hà Nội tiêu thụ. Ngày 30/1, tại Quảng Trị thu giữ nhiều bao tải chứa thịt lợn, bò, nội tạng động vật, mỡ và da lợn đã làm sẵn với trọng lượng trên 600kg đã đổi màu, rỉ dịch và bốc mùi hôi thối. Tại Vĩnh Phúc, qua kiểm tra xe tải BKS 88C-035.01, lực lượng chức năng phát hiện trên xe chở hàng chục sọt nhựa chứa nội tạng trâu, bò bốc mùi hôi thối với tổng trọng lượng hơn 220kg. Các vụ việc trên, tài xế không xuất trình được giấy tờ nguồn gốc số hàng vận chuyển.

Mới đây, Phòng Thanh tra chuyên ngành của Chi cục Thú y TP.HCM phối hợp với cơ quan chức năng huyện Hóc Môn kiểm tra tại địa chỉ 1/95, ấp Nhị Tân 1, xã Tân Thới Nhì, phát hiện 2 kho chứa 11 tấn thịt trâu, xương bò đông lạnh nhập khẩu và nhiều phụ phẩm khác, như: chân, gân, gan, phổi trâu bò không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Khu vực xung quanh kho chứa hàng không bảo đảm vệ sinh thú y, chân bò còn nguyên lông đựng trong bao tải. Khu vực tổ chức sơ chế phụ phẩm trâu bò phía sau nhà bốc mùi hôi thối. Những thực phẩm bẩn này sẽ đi về đâu? Câu trả lời là: tới các bếp ăn tập thể, nhà hàng, xưởng chế biến đồ ăn sẵn...

Một thực tế khác cho thấy, nhiều người tiêu dùng hiện nay mua sắm tại các siêu thị vì tin rằng hàng siêu thị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm tại một số siêu thị ở Hà Nội gần đây đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến nhãn mác, nguồn gốc, chất lượng hàng hóa... Đáng lưu ý, đây là các thực phẩm ăn nhanh như chả lụa, dăm bông, chà bông, bò viên, khô bò, khô cá các loại, cá viên, muối tôm, tương ớt, sa tế, củ hành, ô mai... Thực phẩm chưa an toàn vào siêu thị khiến người tiêu dùng thực sự hoang mang. Nếu không có sự quyết tâm đồng bộ của cơ quan quản lý thì sức khỏe người tiêu dùng lãnh đủ.

Nguy cơ ngộ độc vì thực phẩm không an toàn

Mới đây, con số đưa ra tại Lễ kỷ niệm Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4 tại Hà Nội, ông Jeffery Kobza, quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết: Hàng năm ước tính có 2 triệu người Tu vong do các bệnh liên quan đến thực phẩm không an toàn. Theo số liệu từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong năm 2014 có 194 vụ ngộ độc thực phẩm, trên 5.000 người bị ngộ độc (80% trong số đó phải nhập viện) và 43 trường hợp bị Tu vong.

TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế cho biết, thực phẩm không an toàn có chứa các vi khuẩn, virut, ký sinh trùng hoặc hóa chất có hại là nguyên nhân của hơn 200 bệnh - từ tiêu chảy đến các bệnh mạn tính như ung thư. Thực phẩm không an toàn tạo ra một vòng luẩn quẩn của bệnh tật và suy dinh dưỡng, đặc biệt là ảnh hưởng đến trẻ em và người già. Những căn bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra đã cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, đặt gánh nặng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và gây tổn hại cho nền kinh tế, lĩnh vực du lịch và thương mại quốc gia.

Mới đây, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATVSTP đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường triển khai công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất về việc chấp hành các quy định về ATTP của các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể và kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quản lý. Ðình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận về ATTP và chuyển cơ quan điều tra truy tố trước pháp luật những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tái diễn. Công khai các cơ sở vi phạm, kết quả xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin để cảnh báo kịp thời cho cộng đồng.

Trần Trọng - Thái Bằng
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vong-luan-quan-benh-tat-vi-thuc-pham-ban-8710.html)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY