Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Vùng vải thiểu Bắc Giang chuẩn bị cho mùa vụ 2020

Huyện Việt Yên (Bắc Giang): Phát triển kinh tế song song với phòng, chống dịch Covid-19

Cơ hội từ thị trường Nhật Bản

Xã Nam Dương - Huyện Lục Ngạn là một đơn vị có 2 địa điểm trồng vải thiều được cấp mã số vùng trồng để xuất sang thị trường Nhật Bản. Đối với những hộ dân được cấp mã số vùng nói riêng và với chính quyền xã nói chung rất vui mừng và phấn khởi. Ông Nguyễn Văn T. - người dân xã Nam Dương chia sẻ: "Chúng tôi nắm bắt được thông tin từ cấp trên nên mừng lắm, lại thêm một cơ hội phát triển kinh tế. Nhà tôi có khoảng 1000 gốc, sản lượng mỗi năm cho từ 40-50 tấn, doanh thu gần 1 tỷ ở thị trường trong nước. Và sắp tới đây xuất sang Nhật Bản thì tôi cũng mong muốn sẽ có thu nhập cao hơn."

Trao đổi với PV Báo điện tử Congluan.vn, ông Trình Văn Hùng- Chủ tịch xã Nam Dương chia sẻ: “Diện tích vải thiều của xã Nam Dương lớn, khoảng 470ha. Thổ nhưỡng cũng rất phù hợp với cây vải thiều. Được tin xã Nam Dương có 2 địa điểm được lựa chọn cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản, chính quyền xã và nhân dân rất phấn khởi. Về chương trình vải thiều xuất sang thị trường Nhật Bản, xã đã phối hợp chặt chẽ với phòng nông nghiệp huyện, tuyên truyền về các chính sách, đặc biệt là quy hoạch vùng làm sao để được cấp mã vùng trồng sản xuất vải thiều sạch, thực hiên nghiêm ngặt chế độ chăm sóc để quả vải có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn để xuất sang thị trường Nhật Bản".

Để chuẩn bị cho việc xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các huyện và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tiến hành rà soát, cấp mã số vùng trồng theo yêu cầu của phía Nhật Bản. Vườn vải đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng xuất khẩu đáp ứng các điều kiện như vườn độc canh vải, sạch sẽ, liền khoảnh. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân chăm sóc Vải thiều đúng quy chuẩn. 

Bà Nguyễn Thị Tú- Phó Trưởng phòng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang cho biết: “Theo quy định của Nhật Bản, sản phẩm xuất sang phải có mã vùng trồng, được định vị bằng vệ tinh và có mã số của bên Nhật Bản cung cấp. Theo đó, quy trình sản xuất quả vải phải đảm bảo các biện pháp kỹ thuật từ yêu cầu vườn trồng, kỹ thuật chăm bón, cách sử dụng Thu*c, cách bón phân và ghi chép nhật ký từng giai đoạn chăm sóc. Chúng tôi đã lên kế hoạch đồng hành, hướng dẫn người dân để đảm bảo tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm bên phía Nhật Bản đưa ra để việc xuất khẩu vải thiều sang thị trường khó tính này được diễn ra thuận lợi”.

Để bảo đảm số lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, huyện Lục Ngạn đã rà soát 19 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ với diện tích 218 ha và 40 ha vải đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP năm 2019 tại các xã: Thanh Hải, Hồng Giang, Quý Sơn, Giáp Sơn và một số vùng khác. Còn với thị trường Nhật Bản, huyện tiến hành cấp 10 mã số vùng trồng cho 64 hộ với tổng diện tích 50 ha tại các xã Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải, Hồng Giang, Tân Sơn và Nam Dương với sản lượng từ 300 đến 400 tấn.

Mặc dù quy trình sản xuất vải thiều xuất Nhật còn rất nhiều khó khăn, yêu cầu rất ngặt nghèo đặc biệt là công tác chăm sóc từ khi ra hoa đến khi có quả chín. Song, việc xuất khẩu vải thiều sang thị trường khó tính Nhật Bản cũng là một tín hiệu tốt cho tương lai của quả vải thiều Lục Ngạn. Từ đó, thương hiệu quả vải thiều Lục Ngạn ngày càng đứng vững hơn trên thị trường và có sức bật xa hơn để chinh phục các thị trường khó tính khác trên toàn cầu. Nói về tương lai của quả vải thiều, ông Trương Văn Năm- Phó Chủ tịch huyện Lục Ngạn khẳng định: “Đây là một cơ hội rất lớn mở ra đối với người dân sản xuất vải thiều Lục Ngạn. Năm 2020 là năm đánh dấu và ghi nhận sản phẩm của người dân Lục Ngạn trên thị trường Nhật Bản. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng với sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính quyền, người dân sản xuất, và các doanh nghiệp sẽ từng bước khẳng định chất lượng và chiếm lĩnh thị trường, thương hiệu vải thiều Lục Ngạn chắc chắn sẽ đứng vững trên thị trường khó tính này”.

Niềm tin vào thị trường

Năm nay, diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang hơn 28,1 nghìn ha, sản lượng dự kiến khoảng 160 nghìn tấn. Theo đó vải sớm khoảng 6 nghìn ha, sản lượng khoảng 45 nghìn tấn; vải thiều chính vụ hơn 22,1 nghìn ha, dự kiến sản lượng khoảng 115 nghìn tấn. Thời gian qua, Bắc Giang đã mở rộng diện tích sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP lên 14,3 nghìn ha, GlobalGAP lên 80 ha. Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng có 200 ha vải thiều được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện vải đang trong giai đoạn đậu quả với tỷ lệ đậu cao, chất lượng vải thiều năm nay dự kiến cũng rất tốt. Vải sớm thu hoạch từ 20-5 đến 5-6, vải chính vụ thu hoạch từ 10-6. Hiện tại cũng đang là giai đoạn nước rút để kịp mùa vụ 2020. 

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ vải thiều, các đơn vị chức năng đã xây dựng các kịch bản tiêu thụ trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát hoặc khi dịch bệnh ngày càng phức tạp. Theo đó, Tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu các vùng trồng vải thiều đẩy mạnh các biện pháp sơ chế, chế biến và bảo quản quả vải như sấy khô, ép nước… đồng thời, tiến hành xúc tiến trực tuyến. Được biết thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc vẫn được xác định là những thị trường chính.

Năm 2019, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ của Bắc Giang đạt hơn 147 nghìn tấn, doanh thu từ vải thiều đạt 4.675 tỷ đồng, thu từ các hoạt động dịch vụ phụ trợ đạt 1.690 tỷ đồng.

Hoàng Dương - Thuỷ Tiên

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/vung-vai-thieu-bac-giang-chuan-bi-cho-mua-vu-2020-post77610.html)

Chủ đề liên quan:

bắc giang chuẩn bị

Tin cùng nội dung

  • Tết là dịp mọi người ăn uống nhiều hơn những ngày thường, dễ tạo điều kiện các bệnh về đường tiêu hóa phát sinh.
  • Thời gian mang bầu với nhiều thay đổi về cơ thể sẽ kéo theo một số điều phiền toái cho bạn, tuy nhiên, cảm giác sắp được làm mẹ thì chắc chắn lúc nào cũng rất tuyệt vời.
  • Đến tuần thai thứ 34, người mẹ cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho việc sinh nở, vì chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
  • Mâm cỗ đủ đầy cũng thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên trong gia đình, cầu năm cũ qua đi năm mới đến trong an lành và may mắn.
  • Cúng tất niên tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Trong bữa cơm gia đình có mặt đông đủ, nói chuyện vui, động viên nhau phấn đấu trong năm mới.
  • Dậy thì là giai đoạn thay đổi lớn cả về thể xác lẫn tinh thần, trẻ phải học giữ gìn vệ sinh cá nhân, tập làm chủ những hành vi của mình…
  • Năm nay 19 tuổi, em đã đăng ký hiến máu tình nguyện theo phát động của trường.
  • Con em bị té cách đây 2 ngày, trên đầu bị lõm vào một lỗ khoảng 2x2cm, không sưng, không chảy máu. Em đưa bé vào BV huyện khám, các bác sĩ bảo lên BV tỉnh chụp CT scan. Nhà em chưa có ai phải chụp CT bao giờ nhưng nghe nói chụp CT khó chịu lắm, phải vô hóa chất gì đó mới chụp. Bé nhà em sợ lắm, em phải làm sao để trấn an bé? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ! (Bạch Huệ - huetrang…@gmail.com)
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY