Tin tức hôm nay

Tin tức

Vượt mốc 31 nghìn ca nhiễm, áp lực lớn với công tác điều trị

Số ca nhiễm đã vượt mốc 31 nghìn đang đặt một gánh nặng lớn cho công tác điều trị. Trong khi ngành hồi sức còn thiếu và yếu, nhiều địa phương đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong điều trị bệnh nhân Covid-19.

Trong hơn 2 tháng qua kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ tư, cả nước ghi nhận hơn 28.000 ca nhiễm mới. Hiện có hơn 19.000 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế. Với sự tấn công của biến thể Delta, nhiều trường hợp bệnh diễn biến nguy kịch rất nhanh. Đến nay, cả nước đã có 123 ca Tu vong, trong đó riêng đợt dịch thứ tư là 88 ca.

Trong tất cả đợt dịch xảy ra trước đây, ngành y tế việt nam đều kiểm soát f0 ngay từ đầu, qua đó khống chế được số ca diễn biến nặng, tránh gây quá tải hệ thống hồi sức. việt nam cũng chưa từng để xảy ra tình trạng thiếu máy thở, ô-xy hay nhân viên y tế kiệt sức, không thể chăm sóc bệnh nhân. nhờ vậy, tỷ lệ bệnh nhân covid-19 Tu vong tại việt nam khá thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, trước làn sóng dịch covid-19 lần thứ tư xảy ra ở diện rộng với số bệnh nhân mắc bệnh nhiều hơn nên đòi hỏi hệ thống điều trị phải nỗ lực nhiều hơn nữa. yêu cầu bức thiết đặt ra lúc nào để giảm tải áp lực cho khối điều trị phải chú trọng vào việc sàng lọc bệnh nhân covid-19. điều này giúp phát hiện sớm các nguy cơ của ca bệnh, hạn chế số ca nguy kịch, từ đó giảm tải cho hệ thống hồi sức tích cực. tuy nhiên, việc này cũng đang gặp nhiều thách thức.

Nhiều khó khăn trong sàng lọc bệnh nhân

Theo bác sĩ nguyễn trung cấp, phó giám đốc bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, các bệnh nhân khi mới mắc covid-19 có thể có các triệu chứng khởi phát hoặc không, nhưng đa số sau 7 ngày sẽ sang giai đoạn hồi phục. không ít trường hợp khi khởi phát có thể không có triệu chứng gì đáng kể, nhưng sau 7-8 ngày lại có biểu hiện rất nặng hoặc thậm chí Tu vong. do đó, chỉ có thể xác định trường hợp nào nặng hay nhẹ sau ngày thứ 8-9. tuy nhiên, điều khó khăn là nhiều bệnh nhân khởi phát không triệu chứng nên không biết ngày nào là ngày thứ 7-8 của bệnh.

Vì thế, trong thời điểm hiện tại là nhiều bác sĩ nhầm lẫn khi xác định những bệnh nhân nhập viện không có triệu chứng, hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ nghĩa vào trường hợp bệnh nhân nhẹ, xếp họ vào khu vực không được theo dõi sát. Điều này dẫn tới nhiều trường hợp không được phát hiện các diễn biến nặng kịp thời.

Bên cạnh đó, để nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ diễn biến nặng, đòi hỏi phải có những xét nghiệm đánh giá về đông máu và miễn dịch, và biết cách phiên giải phù hợp kết quả xét nghiệm này. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ sở y tế chưa thực hiện được các xét nghiệm này và các thầy Thu*c chưa có kinh nghiệm nhận định, phiên giải các xét nghiệm này. Vì vậy, phải đợi đến khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nặng như khó thở, sốc mới phát hiện ra sẽ làm việc điều trị bệnh nhân kém hiệu quả.

Sàng lọc bệnh nhân đóng vai trò quan trọng cho công tác điều trị. (Ảnh minh họa)

Một khó khăn nữa là đối với ngay cả những bệnh nhân có tổn thương phổi nặng và suy hô hấp, thì nhiều bệnh nhân covid-19 cũng không có biểu hiện khó thở. tình trạng này được gọi là “thiếu ô-xy yên lặng”. nếu thầy Thu*c không có kinh nghiệm tốt, không có đủ thiết bị đo độ bão hòa ô-xy máu sẽ bỏ sót dẫn đến bệnh nhân tiến triển thành trạng thái nguy kịch, thậm chí là Tu vong.

Do đó, theo bác sĩ Cấp, cần coi những bệnh nhân mới phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 trong tuần đầu tiên là nhóm có nguy cơ diễn biến nặng, cần theo dõi sát và sàng lọc dấu hiệu nặng, đặc biệt chú trọng thời điểm ngày thứ 7-8.

Các bác sĩ phải coi những bệnh nhân covid-19 trong tuần đầu kể từ khi phát hiện bệnh là nhóm có nguy cơ diễn biến nặng, cần theo dõi sát. bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn này, đặc biệt thời điểm ngày thứ 7-8 mà sàng lọc, phát hiện bệnh nhân có các dấu hiệu nguy cơ hoặc biểu hiện nặng thì cần chuyển bệnh nhân sang khu có thể điều trị sớm theo cơ chế bệnh sinh để ngăn ngừa xu hướng diễn biến nặng hoặc hồi sức kịp thời nếu tình trạng bệnh xấu đi. chỉ những bệnh nhân sau hơn 1 tuần mà không có dấu hiệu dự báo tiến triển nặng trên lâm sàng và xét nghiệm thì mới được coi là bệnh nhân nhẹ và chuyển sang khu cách ly chờ hồi phục để giảm tải cho bệnh viện, bác sĩ cấp nói.

Bên cạnh đó, hiện nay công tác hồi sức tại nhiều địa phương còn thiếu về trang thiết bị và yếu về nhân lực triển khai. theo bs cấp, ngoài các trung tâm ở 3 miền như hà nội, tp hồ chí minh, huế - đà nẵng và một vài tỉnh lớn có đội ngũ thầy Thu*c và trang bị hồi sức cấp cứu tương đối mạnh, còn lại ở nhiều tỉnh thì năng lực về hồi sức còn hạn chế. thực tế, khi dịch covid-19 bùng phát thì rất nhiều tỉnh phải tập trung hỗ trợ từ trung ương và các tỉnh bạn. do vậy nếu dịch lây lan trên diện rộng, khi không còn nhận được sự hỗ trợ nhiều thì một số địa phương có thể gặp khó khăn trong công tác điều trị bệnh nhân covid-19 nặng.

TP Hồ Chí Minh chịu áp lực lớn của khối điều trị

Với số ca nhiễm tăng nhanh với trung bình 1.000 ca/ngày trong nhiều ngày qua, tp hồ chí minh đã vượt mốc 13.500 ca nhiễm mới. số ca nhiễm sẽ vẫn còn tăng nhanh khi tại đây, rất nhiều ca bệnh được phát hiện ngoài cộng đồng, chưa được cách ly, phong tỏa.

Pgs, ts tăng chí thượng, phó giám đốc sở y tế tp hồ chí minh cho biết, thành phố đã chuẩn bị được 28.500 giường thu dung bệnh nhân covid-19 không triệu chứng, dự kiến số giường sẽ tăng lên 30.000 và sẵn sàng có kịch bản cho 50.000 giường.

Với ước tính trung bình khoảng 1.000 giường bệnh sẽ cần khoảng 200 nhân lực y tế, từ đó có thể thấy nhân lực cho khối điều trị hiện nay là rất lớn. Bên cạnh đó, khi số ca mắc gia tăng thì số trường hợp bệnh nhân nặng cần sự hỗ trợ chuyên sâu cũng sẽ gia tăng tương ứng.

TP Hồ Chí Minh cũng đã thu xếp 6.500 giường tại các bệnh viện chuyên điều trị Covid-19, trong đó có 1.000 giường hồi sức cho bệnh nhân nặng và nguy kịch được bố trí ở 4 bệnh viện lớn gồm Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Bệnh viện Nhân dân 115.

Về vấn đề nhân sự, bên cạnh việc huy động tổng lực nguồn lực từ các đơn vị trên địa bàn cũng như sự hỗ trợ từ các đơn vị trực thuộc bộ y tế đóng trên địa bàn tp. hồ chí minh trong thời gian qua, ngành y tế tp hồ chí minh cũng đã lập kế hoạch về nhu cầu nhân lực y tế bổ sung cho khối điều trị.

Theo đó, tp hồ chí minh hiện cần khoảng 1.500 bác sĩ cùng 5.500 điều dưỡng và kỹ thuật viên để bổ sung nhân sự cho khối điều trị theo 2 đợt.

Hiện nay, theo đề nghị của lãnh đạo tp hồ chí minh, bộ y tế đã huy động 3.360 cán bộ y tế của các bệnh viện trung ương trên địa bàn và 3.500 cán bộ y tế, sinh viên các trường y tế trên cả nước trong tuần này sẽ có mặt tại tp hồ chí minh chi viện, phối hợp với chính quyền và y tế sở tại để thực hiện nhiệm vụ.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/vuot-moc-31-nghin-ca-nhiem-ap-luc-lon-voi-cong-tac-dieu-tri-654711/)

Chủ đề liên quan:

covid-19 tp hồ chí minh TP Hồ Chí Minh

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY