Tin y tế hôm nay

Tin y tế

WHO: Hơn 1 triệu người bệnh Tu vong do tai biến phẫu thuật mỗi năm

Ngày 17/9, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày An toàn người bệnh thế giới lần thứ nhất”.

Trong lần đầu tiên tổ chức Ngày Thế giới vì Sự An toàn của Người bệnh, WHO nhấn mạnh sự an toàn của người bệnh là một ưu tiên y tế toàn cầu và kêu gọi người bệnh, các cán bộ y tế, các nhà hoạch địch chính sách và cả khu vực y tế tư nhân “Hãy lên tiếng vì sự an toàn của người bệnh!”.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh viện là nơi chăm sóc sức khỏe cho người bệnh song đây lại chính là môi trường nguy cơ cao, nơi các sự cố y khoa có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ bất kỳ dịch vụ khám chữa bệnh nào. Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình chẩn đoán, chăm sóc, điều trị đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh.

Hơn thế nữa, bệnh viện là nơi các thầy Thu*c thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải và áp lực tâm lý, vì vậy sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh khỏi và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát.

Đại diện các BV trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội ký kết "An toàn người bệnh" tại các cơ sở KCB.

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới chỉ rõ, hiện cứ 10 người bệnh có 1 người bị tổn hại trong khi tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh, trong đó tới 50% nguyên nhân là phòng tránh được. Cứ 10 người bệnh có tới 4 người bị tổn hại trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu và điều trị ngoại trú. Hơn 1 triệu người bệnh Tu vong do tai biến phẫu thuật mỗi năm và trở thành 1 trong 10 nguyên nhân gây Tu vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới.

Sự cố y khoa và hành nghề y khoa không an toàn gây tổn hại cho hàng triệu người bệnh và tốn kém hàng tỉ USD mỗi năm, chiếm tỷ lệ 14,3% chi phí tại bệnh viện là để điều trị hậu quả do sự cố y khoa gây ra.

Phơi nhiễm với tia phóng xạ là một vấn đề quan tâm của sức khoẻ cộng đồng và an toàn người bệnh. Nhiễm khuẩn bệnh viện ảnh hưởng tới 10% số người bệnh nhập viện...

An toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu

Tại buổi lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, Bộ Y tế đã sớm nhận thấy vai trò của an toàn người bệnh và tập trung chỉ đạo mạnh mẽ trong suốt thời gan qua như: Bộ Y tế đã tham mưu cho Quốc hội ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã quy định các điều kiện bảo đảm an toàn người bệnh; Quy định về áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Quy định về sai sót chuyên môn kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng, hướng dẫn và quy định các BV nghiêm túc triển khai thực hiện...

Đồng thời tập trung chỉ đạo theo 6 mục tiêu toàn cầu về an toàn người bệnh gồm: Xác định chính xác người bệnh; Bảo đảm giao tiếp hiệu quả; Bảo đảm an toàn sử dụng Thu*c; Bảo đảm an toàn phẫu thuật: Phẫu thuật đúng vị trí, đúng phương pháp và đúng người bệnh; Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; Giảm nguy cơ và hậu quả do ngã.

Đặc biệt, Bộ Y tế Việt Nam đã tích cực tham gia trong cuộc vận động đưa ra sáng kiến Ngày An toàn người bệnh Thế giới.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, việc phát động Ngày An toàn người bệnh thế giới nhằm nâng cao nhận thức về an toàn người bệnh trên toàn cầu với chủ đề, an toàn người bệnh là ưu tiên của sức khỏe toàn cầu với mục tiêu trước tiên là không gây nguy hại cho người bệnh, cùng với thông điệp “Hãy nói ra cho sự an toàn người bệnh”, tạo môi trường cởi mở và "không đổ lỗi" để xây dựng văn hóa an toàn cho người bệnh.

Thông qua sự kiện này, ngành Y tế cũng muốn chuyển tải thông điệp tới các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách hãy quan tâm tới an toàn người bệnh và đặt thành một ưu tiên y tế quốc gia.

Với các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế và dược sĩ, hãy xem người bệnh như đối tác của mình trong chăm sóc sức khỏe cho họ, hợp tác với người bệnh để tạo văn hóa an toàn người bệnh một cách minh bạch và cởi mở, đồng thời khuyến khích báo cáo không đổ lỗ và học từ những sai sót.

Về phía người bệnh, hãy chủ động quan tâm chăm sóc chính mình, cung cấp thông tin chính xác về tiền sử bệnh, bảo đảm giao tiếp cởi mở với thầy Thu*c và nhân viên y tế. Hãy đặt câu hỏi để hiểu về tình trạng của mình và cách thức điều trị.

Dương Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/who-hon-1-trieu-nguoi-benh-tu-vong-do-tai-bien-phau-thuat-moi-nam-n163488.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY