Tin y tế hôm nay

Tin y tế

WHO: Thế giới có thể không bao giờ tìm ra bệnh nhân COVID-19 số 0

Việc xác định ca mắc bệnh đầu tiên của đại dịch COVID-19, hay còn gọi là “bệnh nhân số 0” có thể sẽ mãi là một bí ẩn.

WHO: Thế giới có thể không bao giờ tìm ra 'bệnh nhân COVID-19 số 0' - Ảnh 1.

Một nhóm các nhà khoa học của WHO tới Vũ Hán ngày 14/1. Ảnh: CGTN

“chúng ta cần rất cẩn trọng về việc sử dụng cụm từ ‘bệnh nhân số 0’ mà nhiều người ám chỉ đó là ca bệnh đầu tiên. chúng ta có thể không bao giờ tìm ra bệnh nhân số 0 là ai”, kênh truyền hình rt dẫn lời bà maria van kerkhove – trưởng nhóm kỹ thuật về covid-19 của tổ chức y tế thế giới (who) phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 15/1, đề cập đến nhiệm vụ điều tra nguồn gốc covid-19 tại trung quốc – nơi được coi là điểm nóng ban đầu của đại dịch. ngày 14/1, nhóm điều tra của who gồm 10 nhà khoa học thuộc nhiều nước đã tới thành phố vũ hán của trung quốc.

Mặc dù trung quốc phần lớn đã thành công trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus sars-cov-2 với việc áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài hai tháng đối với vũ hán khi bắt đầu đại dịch, nhưng gần đây, quốc gia này tiếp tục chứng kiến sự gia tăng các trường hợp nhiễm mới.

Sự gia tăng các ca bệnh toàn cầu được cho là xuất phát từ các biến thể mới của virus sars-cov-2 được đánh giá có khả năng lây lan nhanh hơn. các biến thể covid-19 mới “đòi hỏi một nỗ lực mạnh mẽ và nhanh chóng trong việc nghiên cứu, hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các nhóm nghiên cứu”, giáo sư didier houssin - người đứng đầu ủy ban khẩn cấp của who nói tại cuộc họp. “chúng ta đang ở trong một cuộc chạy đua giữa một bên là virus tiếp tục đột biến để lây lan dễ dàng hơn và một bên là nhân loại tìm cách ngăn chặn sự lây lan”.

Trong khi đó, tổng thư ký who, tiến sĩ tedros adhanom ghebreyesus lập luận rằng lý do khiến covid-19 vẫn còn hoành hành khắp thế giới là do không thể phá vỡ chuỗi lây truyền “ở cấp độ cộng đồng hoặc trong gia đình”.

WHO hy vọng vaccine sẽ góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Theo ông Houssin, mục tiêu mà cơ quan giám sát sức khỏe của Liên hợp quốc đặt ra cho năm 2021 là tiêm chủng cho khoảng 20% dân số toàn cầu, bao gồm cả ở các nước thu nhập thấp.

Theo đại học johns hopkins, cuộc họp báo diễn ra trong bối cảnh tổng số ca mắc covid-19 trên thế giới đã vượt qua con số 94,4 triệu người, trong đó có ít nhất 2 triệu trường hợp Tu vong.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/who-the-gioi-co-the-khong-bao-gio-tim-ra-benh-nhan-covid-19-so-0-20210116215331949.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY