Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

WHO thông tin mới nhất về virus corona

(MangYTe) Theo Tổ chức Y tế Thế giới virus corona mới là một chủng mới của virus corona chưa từng xác định được ở người trước đây. Chủng virus mới này hiện gọi là 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

2019-nCoV là gì?

Virus corona mới là một chủng mới của virus corona chưa từng xác định được ở người trước đây. Virus mới này hiện gọi là 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Virus 2019-nCoV cùng họ với virus gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) nhưng không phải là cùng một virus. Hiện vẫn chưa biết virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ và thời gian ủ bệnh có thể lên tới 14 ngày. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người.

Cũng giống như các bệnh về đường hô hấp khác, người nhiễm 2019-nCoV có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Bệnh có thể nặng ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm gặp hơn, bệnh có thể gây Tu vong, người già và những người mắc bệnh mãn tính như bệnh đái tháo đường và bệnh tim bệnh dễ nặng hơn.

Các điều tra cho thấy SARS-CoV lây truyền từ cầy hương sang người tại Trung Quốc năm 2002 và MERS-CoV từ lạc đà sang người tại Ả Rập Xê Út năm 2012. Một số virus corona đang lưu hành ở động vật nhưng chưa lây truyền sang người. Khi hoạt động giám sát trên toàn thế giới được cải thiện, có khả năng nhiều loại vi rút corona được phát hiện.

WHO khuyến cáo hiện tại vẫn chưa xác định được nguồn lây nhiễm virus 2019-nCoV từ động vật. Điều này có nghĩa người bệnh có thể nhiễm 2019-nCoV từ bất kỳ động vật nào. Nhiều khả năng một nguồn động vật tại một chợ tươi sống ở thành phố Vũ Hán tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là nguồn truyền bệnh. Để bảo vệ bản thân, khi đi chợ buôn bán động vật tươi sống cần tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc của động vật.

Nên tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín. Thịt, sữa hoặc nội tạng động vật nên xử lý cẩn thận, tránh lây nhiễm chéo với thực phẩm chưa nấu chín khác, cần tuân thủ các thực hành an toàn thực phẩm. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy các động vật nuôi như mèo, chó đã bị nhiễm hoặc gây lây lan virus 2019-nCoV.

Theo WHo 2019-nCoV gây ra bệnh đường hô hấp có thể lây truyền từ người sang người, thường là sau khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, ví dụ: Tại nơi làm việc, trong gia đình hoặc cơ sở y tế. Việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt virus nếu tay có virus. Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét với người xung quanh, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, hắt hơi và sốt. Bởi nếu quá gần, có thể hít phải các giọt này và lây nhiễm vi rút.

Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng, vì nếu chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng bàn tay bị nhiễm bẩn, việc này có thể truyền virus từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình. Nếu có các triệu chứng như sốt, ho và khó thở hãy đến cơ sở y tế sớm. Bởi bất cứ khi nào bệnh nhân bị sốt, ho và khó thở, điều quan trọng là phải đi khám ngay vì điều này có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tình trạng nghiêm trọng khác. Các triệu chứng hô hấp khi bị sốt có thể có một loạt các nguyên nhân và tùy thuộc vào lịch sử và hoàn cảnh cá nhân và virus 2019-nCoV có thể là một trong số đó.

Nếu có các triệu chứng hô hấp nhẹ và không có tiền sử đến hoặc ở Trung Quốc thì cẩn thực hành vệ sinh tay, vệ sinh hô hấp và ở nhà cho đến khi phục hồi.

Có nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân?

Cũng theo WHO việc đeo khẩu trang y tế có thể làm hạn chế sự lây lan của một số bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khẩu trang không đảm bảo ngăn chặn việc lây nhiễm mà nên kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm; vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp, tránh tiếp xúc gần, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người khác.

WHO cho rằng cần sử dụng khẩu trang y tế hợp lý để tránh lãng phí không cần thiết, khẩu trang chỉ tạo cảm giác an toàn giả tạo khi sử dụng, điều này có nghĩa là chỉ sử dụng khẩu trang nếu trong cơ thể có các triệu chứng về hô hấp (ho hoặc hắt hơi).

Trước khi đeo khẩu trang mọi người cần rửa tay bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn, che miệng và mũi bằng khẩu trang, đảm bảo không có khoảng trống giữa mặt và khẩu trang. Tránh chạm vào khẩu trang trong khi sử dụng; nếu đã chạm vào khẩu trang, cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn. Thay khẩu trang mới ngay khi khẩu trang bị ẩm, không sử dụng lại khẩu trang sử dụng một lần. sau khi sử dụng thực hiện việc gỡ khẩu trang từ phía sau (không chạm vào mặt trước của khẩu trang); vứt ngay vào thùng kín; rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn.

Ai có thể nhiễm vi rút nCoV?

Những người sinh sống hoặc đi đến khu vực có virus 2019-nCoV đang lưu hành là có nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện tại, virus 2019-nCoV đang lưu hành tại Trung Quốc - nơi đại đa số người nhiễm bệnh đã được báo cáo. Những người nhiễm bệnh tại các quốc gia khác là những người gần đây đã đi đến Trung Quốc hoặc đang sinh sống/ tiếp xúc gần với những người đó như người nhà, đồng nghiệp hoặc nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân trước khi họ biết bị nhiễm 2019-nCoV.

Nhân viên y tế chăm sóc cho người nhiễm 2019-nCoV có nguy cơ cao hơn và phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm. Những người sống bên ngoài Trung Quốc không có nguy cơ nhiễm2019-nCoV. Những người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

WHO cho biết, đến nay không có Thu*c cụ thể được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị chủng mới của virus 2019-nCoV. Tuy nhiên, những người bị nhiễm 2019-nCoV nên được chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị triệu chứng. Người bị bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được điều tra, thử nghiệm thông qua các thử nghiệm lâm sàng. WHO đang phối hợp các đối tác để phát triển Thu*c điều trị nCoV.

Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm chủng mới của vi rút Corona nên duy trì vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp, thực hành an toàn thực phẩm và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi. Trong mọi trường hợp, nếu bị sốt, ho và khó thở hãy đến các cơ sở y tế sớm để giảm nguy cơ bị bệnh nặng hơn, đồng thời chia sẻ tiền sử đi lại gần đây với nhân viên y tế.

H.Long

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/who-thong-tin-moi-nhat-ve-virus-corona-post73377.html)

Tin cùng nội dung

  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY