Hiện đường vào thủy điện Rào Trăng 3 đang được nỗ lực thông tuyến. |
Liên quan đến việc xả lũ thủy điện, phó cục trưởng cục kỹ thuật và an toàn môi trường công nghiệp (bộ công thương) tô xuân bảo cho biết, với các hồ nhỏ, xa, thường không có dung tích phòng lũ, tràn qua đập để về hạ du. quy trình liên hồ chứa do chính phủ ban hành với hồ có dung tích phòng lũ đến mùa lũ phải đưa dung tích về mức đón lũ, thông báo thông tin cho ubnd tỉnh về nguyên tắc vận hành và mùa mưa bão bộ đều có các công lệnh đảm bảo đúng quy trình, đảm bảo an toàn hạ du.
Các hồ đều phải có cảnh báo, cảnh giới thông báo người dân hạn chế tác động đến người dân vùng hạ du. ban chỉ đạo phòng chống thiên tai theo dõi lưu lượng nước hàng ngày để có điều hành chuẩn xác, đảm bảo an toàn cho hạ du. rà soát các hồ đã đầy nước do có 4 đợt bão và lũ ở khuc vực phía bắc trung bộ có nơi đạt 2.000ml mưa gây ra ngập lụt nhiều vùng ở miền trung với người, tài sản và hạ tầng xảy ra ngoài ý muốn.
Nước ở thượng nguồn tràn về khiến lũ về các hồ; khi địa hình dốc và mỏng lại không có hồ dung tích lớn phòng lũ nên khi lũ về thường phải tràn qua đập chảy tự nhiên với dung tích phòng lũ hạn chế và luôn duy trì mức đón lũ để phòng tác hại cho hạ du.
Vừa qua, dự báo thượng nguồn có mưa to nên một hồ đã xả nước để duy trì mực nước đón lũ. quá trình này có ảnh hưởng đến công tác khắc phục hậu quả mưa lũ xảy ra ở vùng hạ du. bộ công thương đang tiếp tục phối hợp với các bộ ngành và địa phương rà soát các thủy điện để lường trước các tình huống có thể xảy ra để kiểm soát được vận hành của các hồ. bộ xây dựng cơ sở dữ liệu hiện đại để giám sát đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành hồ chứa.
Hiện trường sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3. |
Theo phó cục trưởng cục điện lực và năng lượng tái tạo đỗ đức quân, liên quan đến sự cố thủy điện rào trăng 3 về quy hoạch thủy điện theo nghị quyết của quốc hội và chính phủ đã loại bỏ các dự án ảnh hưởng môi trường, xã hội và rừng. sau chỉ thị 13 của bộ chính trị, các dự án liên quan đến rừng tự nhiên đều không được bổ sung quy hoạch. đến nay các diện tích đất rừng bị chiếm bởi thủy điện từ 1 - 2ha cho 1mw. các địa phương đã làm tốt điều này từ năm 2017 đến nay.
Sau Chỉ thị 13, các tỉnh cũng thực hiện nghiêm túc việc đóng cửa rừng tự nhiên nên không có dự án thủy điện nào được phê duyệt. Lãnh đạo Bộ cũng thông báo các địa phương không bổ sung quy hoạch dưới 3MW nào vào quy hoạch. Dự án thủy điện Tánh Linh ở Huế có chiếm dụng đất rừng nhưng sau đó chuyển hướng dẫn nước nên giảm diện tích chiếm dụng. Cảnh báo của Bộ TN&MT năm 2011 về môi trường, tác động dòng chảy đều đã được các dự án xem xét khi phê duyệt quy hoạch dự án. Khi T*i n*n Bộ Công Thương đã kịp thời cử đoàn công tác cập nhật tình hình.
Là người từng lâu năm theo dõi ngành điện, Nhà báo Nguyên Long (VOV) chia sẻ, việc các tỉnh cho làm thủy điện nhỏ tràn lan, việc thiết kế thủy điện mà không tính toán kỹ... dẫn đến thay đổi dòng chảy... là có. Nhưng nói nguyên nhân của thủy điện... làm mất rừng thì không đúng. Bởi rất nhiều khu vực khi chưa làm thủy điện, rừng đã mất lâu rồi. Thủy điện Sơn La là một ví dụ điển hình. Khi đi thực địa trên suốt dọc hồ Thủy điện Sơn La mới thấy, rừng trên thượng nguồn đã bị đốn chặt từ lâu. Còn thực tế, nhiều hồ thủy điện tầm cỡ bậc trung trở lên, có khả năng cắt lũ rất tốt. |
Chủ đề liên quan:
ảnh hưởng hậu quả hậu quả mưa lũ khắc phục khắc phục hậu quả khắc phục hậu quả mưa lũ miền trung mưa lũ thủy điện Sông Trăng 3 vùng hạ du xả lũ