Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Xét nghiệm âm tính, người F1 vẫn có nguy cơ phát bệnh Covid-19

Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, cần tránh tâm lý chủ quan khi có kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19, đặc biệt là những người tiếp xúc gần (F1). Những người đó vẫn có nguy cơ phát bệnh và vẫn lây lan ra cộng đồng, ông Cảm nói.

Ông Chung cho rằng, cần cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất người bị lây nhiễm trên địa bàn thành phố; phấn đấu không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn. Các giải pháp phải làm nhanh, chính xác, có hiệu quả. Chuẩn bị mọi cơ sở vật chất cho các kịch bản từng cấp độ, đến đâu xử lý đến đó, tránh để tình trạng chậm, gây lây nhiễm nhiều như ở một số nước.

Báo cáo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội sáng 13/3, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết: Thành phố đã tiếp tục điều tra, khoanh vùng và rà soát các trường hợp có liên quan đến 5 trường hợp dương tính với Covid-19 và đã có kết quả xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc gần (F1).

Cụ thể, 46 ca tiếp xúc gần với bệnh nhân số 17 Nguyễn Hồng Nh. đều âm tính; 25 người tiếp xúc gần với bệnh nhân 19 Dương Đình Ph. là âm tính; mẫu xét nghiệm của 9 người tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân Lê Tuyết H. đều âm tính.

Bệnh nhân số 21 Nguyễn Quang Th. có 124 trường hợp tiếp xúc gần, có 123 trường hợp âm tính, 1 chưa lấy mẫu.

Với bệnh nhân số 39 Bùi Cầm Ph., thành phố xác định có 26 người tiếp xúc gần, đã lấy mẫu 21 trường hợp, trong đó 14 mẫu âm tính, còn 5 trường hợp chưa lấy mẫu.

Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, 1 trường hợp tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân số 21 chưa được cách ly vì đã đi Úc. Với bệnh nhân số 39 Bùi Cẩm Ph., có 5 người tiếp xúc gần (F1) chưa được cách ly, lấy mẫu vì 1 người đã đi Ninh Bình, 2 người đi Quảng Nam và 2 người đi Philippines.

Thành phố cũng làm rõ số người tiếp xúc dạng F2 của bệnh nhân 17 Nguyễn Hồng Nh. là 209 người; bệnh nhân 19 Dương Đình Ph. là 50 người; bệnh nhân Lê Tuyết H. là 22; bệnh nhân số 21 Nguyễn Quang Th. là 324; bệnh nhân 39 Bùi Cầm Ph. là 110. Tổng số người này hiện đang được cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Kết quả xét nghiệm 21 người tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc Covid-19 ở TPHCM

Tính tới 20h ngày 13/3, 21 người tiếp xúc gần với T.V.M.H-bệnh nhân thứ 45 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam, đều có kết quả xét nghiệm âm tính.

Cách ly 2 người trong khách sạn nơi nữ tiếp viên mắc Covid-19 lưu trú

Cơ quan chức năng đang cách ly 2 người trong khách sạn B.A số 148 đường Cổ Linh (quận Long Biên, Hà Nội). Đây là nơi nữ tiếp viên hàng không N.T.D (30 tuổi) từng lưu trú.

Việt Nam: Giảm mạnh ca nghi mắc Covid-19, hơn 27.000 người phải giám sát y tế

Báo cáo mới nhất của Bộ Y tế cập nhật lúc 20 giờ ngày 13/3, Việt Nam hiện có 94 trường hợp nghi mắc Covid-19 và 27.180 trường hợp phải cách ly, giám sát y tế. Giảm mạnh cả số ca nghi mắc và trường hợp phải cách ly so với ngày hôm qua.

Trường Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/xet-nghiem-am-tinh-nguoi-f1-van-co-nguy-co-phat-benh-covid19-1620176.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY