Ngồi cuối cùng trong hội thảo hưởng ứng ngày thế giới phòng chống hiv/aids với chủ đề đoàn kết toàn cầu, cùng chung trách nhiệm do bệnh viện bạch mai tổ chức ngày 1-12, chị m. lặng lẽ thu nhận cho mình những thông tin mới về căn bệnh chị đang mang trong mình. nhiều năm nay, chị không từ bỏ bất kỳ một buổi thông tin nào có liên quan đến hiv/aids. chị bảo, kiến thức ấy đã giúp chị vững vàng và tự tin sống được đến ngày hôm nay.
Năm 2004, người chồng nghiện ngập của chị ốm liên tục. Bệnh viện tuyến tỉnh không tìm ra bệnh. Chị khăn gói đưa chồng lên Bệnh viện Bạch Mai để tìm nguyên nhân. “Lúc được thông báo kết quả chồng nhiễm HIV, tôi vẫn ngơ ngác chưa hiểu gì. Cho tới khi các bác sĩ viết giấy chuyển về Bệnh viện Đống Đa, tôi mới sốc khi được anh rể bảo: “Chồng em mắc sida rồi!”.
Những ngày tháng sau đó, khối áp xe hành hạ cơ thể chồng chị, liên tục chuyển đi lại giữa Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Đống Đa để chữa áp xe. Ba tháng đằng đẵng chữa bệnh, tưởng người chồng của mình sẽ sợ mà từ bỏ H*t ch*ch. Nhưng chỉ vừa từ bệnh viện về nhà, anh lại tái nghiện. Cả gia đình nhà chồng quay lưng, cấm cửa.
Nỗi đau chồng chất nỗi đau. năm 2006, chồng chị qua đời. đám tang tĩnh lặng như cuộc đời chị, không một ai tới phúng viếng. nhanh chóng sau đó, ba mẹ con bị đuổi ra khỏi nhà. mảnh đất cắm dùi cũng bị nhà chồng thu lại. nỗi đau bị kỳ thị vì h, chị chỉ dám nói mình cũng đang mang căn bệnh thế kỷ với bố, hai người em và hai đứa con gái của mình.
Những sức lực cuối cùng gần như kiệt quệ. người phụ nữ 32 tuổi này đã từng nghĩ mình sẽ từ bỏ cuộc sống này để hai con gái mình sẽ không bị dị nghị vì mẹ mắc aids. nhưng tình mẫu tử thiêng liêng đánh thức chị. chị tìm đến nhóm hoa hướng dương – là một nhóm của các bà mẹ cũng mang h do lây từ chồng để tìm nơi nương tựa. “tôi như được tái sinh vì thấy mình được chia sẻ. chúng tôi cùng nhau tiếp cận Thu*c arv, cùng tìm hiểu về các phác đồ điều trị. giờ nói tới phác đồ nào, tôi cũng có thể nói vanh vách”, chị m. nói.
Quê Hà Nam, nhưng chị đã không chọn cách quay về nương tựa tại quê nhà. Chị tìm đến Bệnh viện Bạch Mai và hơn 10 năm qua, chị sống khỏe mạnh nhờ nguồn Thu*c viện trợ được cấp phát từ Trung tâm Bệnh Nhiệt đới.
Từ bán cháo lòng, bán nước mía... giờ đây, chị M. sống bằng nghề chạy xe ôm để nuôi hai con trưởng thành. Những ngày khó khăn do Trung tâm Bệnh Nhiệt đới phải đóng cửa vì Covid-19, chị quyết không về Hà Nam lĩnh Thu*c theo đúng tuyến.
Chị bảo, chị chỉ có một mong muốn được tạo điều kiện cho lấy Thu*c ở bất kỳ đâu tại hà nội. “nếu cho về quê để lấy Thu*c ở trạm y tế xã, tôi sẽ bỏ Thu*c không điều trị nữa. ở quê, sự kỳ thị rất lớn. khi họ biết mình mang h, sẽ không chơi, không quan hệ, ch*t cũng không đến. tôi giấu tất cả mọi người vì còn nghĩ đến hai đứa con gái, chúng không thể sống trong sự kỳ thị vì bố mẹ mang hiv/aids, chị m. nghẹn ngào nói.
Chị M. là một trong số 1.600 bệnh nhân HIV đang được Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai quản lý và cấp phát Thu*c điều trị.
PGS, TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới.
PGS, TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết, Bệnh viện Bạch Mai là trung tâm hàng đầu về HIV tại Việt Nam với tỷ lệ đạt ức chế cao nhất cả nước, hơn 98%. Hiện ca bệnh HIV/AIDS đầu tiên của Việt Nam vẫn sống khỏe mạnh sau 30 năm phát hiện. Các loại Thu*c mới, các phác đồ điều trị tân tiến giúp cho bệnh nhân H hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng tới sức khỏe.
“Đây là con số ấn tượng tạo sự thành công của Việt Nam trong phòng, chống HIV. Thành công này góp phần bước đầu giảm số lượng người nhiễm cũng như người phát hiện sớm được người nhiễm, giúp họ tiếp cận nguồn Thu*c điều trị, giảm Tu vong”, BS Cường nói.
Tuy nhiên, theo bs cường, để xóa bỏ những kỳ thị, cần có sự chung tay của cả cộng đồng. đặc biệt, những nhân viên y tế với tư cách là người biết rõ về tình trạng bệnh nhân, quản lý bệnh nhân cần phải xóa bỏ sự phân biệt đối xử.
Các nhân viên y tế phải coi người mang virus HIV là một người có bệnh mãn tính chứ không phải bệnh ch*t người, xa lánh thì người có H mới được đối xử công bằng, điều trị như bệnh khác, BS Cường nói.
Về phía bệnh nhân, mọi người cần hiểu HIV/AIDS là bệnh mãn tính chưa thể điều trị khỏi hẳn nên phải uống Thu*c lâu dài, tuân thủ tốt việc điều trị. Đồng thời, phải có lối sống lành mạnh và hành vi an toàn không để lây truyền HIV cho người khác. “Khi cả xã hội cùng đồng lòng, Việt Nam sẽ thanh toán được HIV vào năm 2030 như mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra”, BS Cường nhấn mạnh.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) có nhiều điểm mới tích cực, tạo điều kiện cho người H có cuộc sống tốt đẹp hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Ts dương đức hùng, phó giám đốc bệnh viện bạch mai cho biết, từ một căn bệnh tưởng chừng như “bản án tử hình”, người bệnh hoang mang không còn niềm tin vào cuộc sống, ngày nay hiv/aids là một bệnh mạn tính điều trị duy trì như những căn bệnh mạn tính khác. cùng với đó là thái độ kỳ thị xa lánh, phân biệt đối xử với người nhiễm hiv/aids đã dần được cải thiện, người nhiễm hiv/aids đã hòa nhập tốt hơn với cuộc sống, nhiều người nhiễm hiv/aids vẫn đang sống tích cực, đảm đương các vị trí và trách nhiệm quan trọng trong đời sống, xã hội.
Trong nhiều năm qua, các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã sát cánh cùng các cơ quan quản lý tham gia xây dựng nhiều tài liệu hướng dẫn và giảng dạy về HIV/AIDS, hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở điều trị trên cả nước.