Như mọi khi, khi từ “đại dịch” bắt đầu xuất hiện trên các mặt báo, nhiều người trở nên sợ hãi, và cùng với nỗi sợ hãi là vô số những thông tin sai lệch và tin đồn.
Dưới đây là một số những thông tin sai lệch phổ biến nhất được lan truyền trên các trang mạng xã hội và hơn thế nữa.
Bôi cồn hoặc clo lên người có thể gây hại, đặc biệt là nếu nó xâm nhập vào mắt hoặc miệng. Mặc dù có thể sử dụng các hóa chất này để khử trùng bề mặt, nhưng không nên sử dụng chúng trên da.
SARS-CoV-2, giống như các virus corona khác, có thể lây nhiễm cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người cao tuổi hoặc người có bệnh lý từ trước, như đái tháo đường hoặc hen suyễn, nhiều khả năng bị bệnh nặng.
Tất cả các nhóm tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh. Hầu hết các trường hợp, cho đến nay, là ở người lớn, nhưng trẻ em không miễn nhiễm. Trên thực tế, bằng chứng sơ bộ cho thấy trẻ em cũng có thể bị nhiễm nhưng các triệu chứng ở trẻ em có xu hướng ít nghiêm trọng hơn.
SARS-CoV-2 gây ra bệnh thực sự có các triệu chứng giống như cúm, như đau nhức, sốt và ho. Tương tự, cả Covid-19 và cúm đều có thể nhẹ, nặng hoặc trong những trường hợp hiếm gặp, gây Tu vong. Cả hai đều có thể dẫn đến viêm phổi.
Tuy nhiên, hồ sơ tổng thể của Covid-19 nghiêm trọng hơn. Dù cho ước tính khác nhau, nhưng tỷ lệ Tu vong chung của bệnh có vẻ nằm trong khoảng từ 1% đến 3%.
Mặc dù các nhà khoa học đang tìm hiểu về tỷ lệ Tu vong chính xác, rất có thể tỷ lệ Tu vong của Covid-19 cao hơn nhiều lần so với cúm mùa.
Lời đồn này là không đúng sự thật. Như đã đề cập ở trên, Covid-19 chỉ gây Tu vong ở một tỷ lệ nhỏ người bệnh.
Trong một báo cáo gần đây, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã kết luận rằng 80,9% trường hợp COVID-19 là nhẹ.
Hiện tại, có rất ít bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 có thể gây nhiễm ở chó và mèo. Tuy nhiên, tại Hồng Kông, một con chó phốc sóc có chủ bị Covid-19 đã bị nhiễm. Con chó không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Các nhà khoa học đang tranh luận về tầm quan trọng của trường hợp này đối với dịch bệnh. Ví dụ, GS Jonathan Ball, chuyên gia về virus học phân tử tại Đại học Nottingham ở Anh, nói:
“Chúng ta phải phân biệt giữa nhiễm trùng thực sự với chỉ phát hiện sự hiện diện của virus. Tôi vẫn nghi ngờ về sự liên quan với dịch ở người, vì phần lớn sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu được thúc đẩy bởi lây truyền từ người sang người.
“Chúng ta cần tìm hiểu thêm, nhưng không cần phải hoảng sợ - tôi không cho rằng nó có thể lây sang một con chó khác hoặc người khác vì mức độ virus thấp. Động lực thực sự của dịch là con người”.
Nhân viên y tế sử dụng khẩu trang chuyên nghiệp, ôm khít quanh mặt, để bảo vệ họ khỏi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, khẩu trang dùng một lần không có khả năng mang lại sự bảo vệ như vậy.
Vì những khẩu trang này không ôm khít mặt, những giọt nước bắn ra vẫn có thể đi vào miệng và mũi. Ngoài ra, các hạt virus nhỏ có thể xâm nhập trực tiếp qua chất liệu.
Tuy nhiên, nếu ai đó bị bệnh về đường hô hấp, đeo khẩu trang có thể giúp bảo vệ người khác khỏi bị nhiễm bệnh.
“Có rất ít bằng chứng cho thấy việc đeo khẩu trang như vậy sẽ bảo vệ người đeo khỏi bị nhiễm trùng”, BS Ben Killingley, chuyên gia tư vấn về y học khẩn cấp và bệnh nhiễm trùng tại Bệnh viện Đại học London ở Anh giải thích.
“Hơn nữa, đeo khẩu trang có thể mang lại cảm giác yên tâm giả tạo và có thể dẫn đến bỏ qua các hành vi phòng chống nhiễm trùng khác, ví dụ như vệ sinh tay”.
WHO khuyến cáo những người đang chăm sóc người bị nghi ngờ nhiễm COVID-19 nên đeo khẩu trang. Trong những trường hợp này, đeo khẩu trang chỉ có hiệu quả nếu người đó thường xuyên rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn hoặc xà phòng và nước.
Máy sấy tay không diệt được virus corona. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi virus là rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng cồn.
Các virus corona là một họ virus lớn, tất cả đều có protein gai nhọn trên bề mặt. Một số loại virus này sử dụng người làm vật chủ chính và gây cảm lạnh thông thường. Các virus corona khác, như SARS-CoV-2, chủ yếu gây nhiễm ở động vật.
Cả hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) đều bắt đầu ở động vật và lây sang người.
Càng ở lâu gần người nhiễm, thì càng có khả năng bị nhiễm, nhưng bạn vẫn có thể bị lây virus trong vòng chưa đầy 10 phút.
Không có bằng chứng cho thấy nước muối rửa mũi bảo vệ chống nhiễm trùng đường hô hấp. Một số nghiên cứu cho thấy việc làm này có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính, nhưng các nhà khoa học không thấy rằng nó có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Súc miệng bằng Thu*c tây không có lợi cho sức khỏe trong bất kỳ trường hợp nào. Chất tẩy ăn mòn và có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng.
Máy quét nhiệt có thể phát hiện xem ai đó có bị sốt hay không. Tuy nhiên, các tình trạng khác, chẳng hạn như cúm mùa, cũng có thể gây sốt.
Ngoài ra, các triệu chứng của Covid-19 có thể xuất hiện 2 - 10 ngày sau khi bị nhiễm, điều đó có nghĩa là người bị nhiễm virus có thể có nhiệt độ bình thường trong vài ngày trước khi bắt đầu sốt.
Một số nghiên cứu gợi ý rằng tỏi có thể có đặc tính kháng sinh. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy tỏi có thể bảo vệ mọi người chống lại COVID-19.
Từ nghiên cứu trước đây về các virus corona tương tự, bao gồm cả virus gây ra SARS và MERS và tương tự như SARS-CoV-2, các nhà khoa học tin rằng virus này không thể tồn tại trên thư từ hoăc bưu kiện hàng hóa trong thời gian dài.
CDC giải thích rằng, vì khả năng sống sót kém của các virus corona này trên bề mặt, nguy cơ lây lan từ các sản phẩm hoặc bao bì được vận chuyển trong một vài ngày hoặc vài tuần ở nhiệt độ môi trường là rất thấp.
Không có phương Thu*c tại nhà nào có thể bảo vệ chống lại COVID-19, bao gồm vitamin C, tinh dầu, keo bạc, dầu vừng, tỏi và uống nước 15 phút một lần.
“Đây là một suy nghĩ không mấy dễ chịu, nhưng mỗi khi nuốt, bạn sẽ nuốt cả chất nhầy từ đường hô hấp trên. Trên thực tế, đây là một cơ chế phòng thủ quan trọng. Nhờ thế mà virus và vi khuẩn bị đẩy xuống ruột, nơi chúng bị biến tính trong điều kiện axit của dạ dày.
“Với các cơ chế phát hiện hiện đại có độ nhạy cao, chúng ta có thể phát hiện các virus này trong phân. Thông thường, virus phát hiện được theo cách này không lây nhiễm cho người khác, vì chúng đã bị tiêu diệt ở ruột”.
Một số virus, như cảm lạnh và cúm, lây lan dễ dàng hơn trong những tháng lạnh hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng dừng hoàn toàn khi điều kiện thời tiết trở nên ấm hơn. Vì thế, các nhà khoa học không biết sự thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến hành vi của SARS-CoV-2 như thế nào.
Mặc dù SARS-CoV-2 có vẻ nghiêm trọng hơn cúm, nhưng đây không phải là loại virus nguy hiểm nhất mà mọi người phải đối mặt. Nhiều virus khác, chẳng hạn như Ebola, có tỷ lệ Tu vong cao hơn.
Mặc dù có rất nhiều tin đồn trên mạng, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy điều này là đúng. Một số nhà nghiên cứu tin rằng SARS-CoV-2 có thể đã truyền từ tê tê sang người. Những người khác nghĩ rằng nó có thể truyền sang chúng tôi từ dơi, giống như trường hợp của SARS.
Mặc dù các nhà khoa học tự tin rằng virus bắt đầu ở động vật, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nó đến từ bất kỳ loại súp nào.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị những biện pháp đơn giản sau để giảm sự lây lan của SARS-CoV-2:
Trừ khi bạn là nhân viên y tế hoặc đang chăm sóc người bị bệnh, CDC không khuyên bạn nên đeo khẩu trang. Những lời khuyên ở trên có vẻ đơn giản, nhưng trong một vụ dịch, đây là những cách tốt nhất để tạo ra sự khác biệt.