Nghe có vẻ hơi hà khắc nhưng nếu con bạn có xu hướng thường xuyên chống đối, bạn nên đặt ra những quy tắc cứng rắn khi ở nhà và yêu cầu con nghiêm túc thực hiện.
Dĩ nhiên, con sẽ có xu hướng phản đối mạnh mẽ nhưng nếu bạn giữ vững nguyên tắc trong mọi thời điểm, con sẽ buộc phải tuân theo cũng như chấp nhận những hậu quả khi làm trái quy tắc.
Hãy sử dụng một giọng nói bình tĩnh, nhẹ nhàng khi nói chuyện với con. Khi bạn chỉ dẫn, giải thích hoặc nói bất cứ điều gì với con, hãy nhớ rõ điều này vì nó sẽ giúp hạn chế khả năng con phản ứng lại với bạn.
Ngoài ra, hãy cố gắng loại bỏ những nguy cơ, tình huống khiến cho cha mẹ và con cái phát sinh mâu thuẫn. Ví dụ, nếu con làm sai quy tắc, bạn chỉ cần yêu cầu con gánh chịu hậu quả và đừng nên mắng nhiếc, chỉ trích.
Việc khích lệ này nên được thực hiện đều đặn, thường xuyên. Đứa trẻ nào cũng thích được khuyến khích, khen ngợi. Và nếu như con bạn đã có thể tự mình kiểm soát, điều chỉnh được các hành vi, tại sao bạn lại ngần ngại khen ngợi con?
Hãy nhớ rằng cử chỉ của cha mẹ sẽ giúp định hình hành vi của con cái. Nếu bạn muốn con tuân thủ các quy tắc, bạn cũng cần phải cư xử một cách đúng đắn. Nếu bạn muốn con ngừng chống đối, bạn cần phải biết cách thoả hiệp, hợp tác và đương đầu với áp lực. Có như vậy, bạn mới khuyến khích được con cái noi gương mình.
Chủ đề liên quan:
bệnh chống đối