Trước hết người mắc chứng hôi miệng cần giữ gìn vệ sinh răng miệng đầy đủ và hiệu quả. Để chữa trị , sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ phải chải răng với bàn chải, chủ yếu chải sạch khe nướu; làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa để thức ăn, mô tế bào ch*t, vi khuẩn không tích tụ lại mà người có chứng hôi miệng không thể làm sạch được như bị sâu răng, vôi răng, túi nha chu, răng khôn mọc lệch, miếng trám răng thừa, cầu mão răng không tốt... Bác sĩ nha khoa phải phát hiện, điều trị và sửa chữa những khuyết điểm của răng để khắc phục nguyên nhân gây hôi miệng.
Nếu đã vệ sinh răng miệng tốt, cơ thể không có bệnh lý nào có thể gây ra ; việc tích tụ vi khuẩn, thức ăn, mô tế bào ch*t đã được giải quyết nhưng vẫn bị hôi miệng thì nên tìm nguyên nhân gây hôi miệng ở lưng lưỡi tại vị trí phần sau của lưỡi. Lưu ý phần sau của lưỡi là nơi nhạy cảm nên rất khó vệ sinh vùng này một cách triệt để. Nhằm tránh phản xạ nôn oẹ khi vệ sinh lưỡi, cần lè lưỡi ra ngoài với mức tối đa và ngừng thở trong chốc lát khi chải để vệ sinh phần sau của lưỡi. Có thể dùng các loại Thu*c súc miệng đặc trị chữa nhưng không nên dùng các loại Thu*c súc miệng có chứa cồn trong thành phần của dung dịch vì sẽ làm cho miệng bị khô, làm cho tình trạng hôi miệng càng nặng nề hơn. Thực tế nên dùng các loại nước súc miệng có chứa chlorine dioxide (ClO2) vì chúng có khả năng phân hủy hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, đồng thời có tính sát khuẩn; đây là loại nước súc miệng được ưa chuộng và tốt nhất hiện nay. Ngoài ra, bên cạnh đó cần phải tăng lưu lượng nước bọt tiết ra hàng ngày bằng cách uống nhiều nước với khoảng 2 lít nước mỗi ngày; không uống rượu, không hút Thu*c lào và Thu*c lá, tránh mọi sự căng thẳng; luôn giữ cuộc sống vui tươi, thoải mái...
Chủ đề liên quan:
bác sĩ nha khoa chứng hôi miệng hôi miệng hợp chất lưu huỳnh hút thuốc lào khắc phục nhược điểm nước súc miệng tăng lưu lượng tế bào chết xử trí chứng hôi miệng