Biệu hiện cụ thể của tình trạng “phát hoả” là đau nhức vòm họng, mắt khô, đỏ quạch, lỗ mũi cay nóng, đôi môi nứt nẻ, ăn uống không ngon, phân khô, nước tiểu vàng khè, mặt nổi mụn vv.
Rửa sạch bách hợp, hạnh nhân, lê, lekima gọt vỏ chia miếng dài, cho bách hợp, hạnh nhân và gạo vào hầm với lửa to, vừa nấu vừa quấy cho nát, cho tới lúc gạo nở to, gạo nước dung hòa mới chỉnh lửa bé, sau đó thêm lý, lekima vào quấy tan, chờ cháo chin cho ra bát, để ở nơi mát mẻ và cho mật ong vào là được.
Gừng tươi 1 miếng (cắt nhỏ), trứng gà 1 quả, dầu rán, rán lên như rán trứng, ăn nóng, mỗi ngày 2 lần.
Kim ngân hoa 15g, sơn tra (táo mèo) 5g, táo đỏ 3g, mật ong vừa lượng. Ngâm 3 thứ với nước sôi, đậy nắp lại trong 10 phút, sau đó cho mật ong vào quấy đều lên uống.
Chuyên gia cho biết, trong dịp Tết, món ăn phong phú, đa dạng, nơi nơi tràn đầy hoa quả, bánh kẹo, đồ ăn ngon miệng làm cho chúng ta ăn vào không ngừng, ăn uống mất đi quy luật, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày đường ruột, từ đó gây chướng bụng, thức ăn trì trệ, tiêu hóa không tốt vv.
Uống trà: Cách đơn giản nhất để giảm tích tụ là uống trà, uống trả giúp phân giải chất béo. Ngoài ra, lấy quế, táo mèo mỗi loại 10g, cho nước vào nấu sôi, bỏ bã lấy nước. thêm vào một ít đường quấy đều, uống nóng cũng có tác dụng đẩy trừ thức ăn tích tụ trong cơ thể.
Bụng quá nhiều thịt: Táo mèo vừa lượng, nấu lên với nước, nướng chín nấu nước uống hoặc nhai táo nhèo hoặc bánh táo mèo.
Ăn đồ nướng xong nên ăn một quả chuối: Các thực phẩm nướng sẽ sinh ra nhiều chất benzopyrene gây ung thư, nghiên cứu mới nhất phát hiện, chuối có tác dụng khống chế benzozyrene ở một mức độ nhất định, giúp bảo vệ dạ dày.
Đồ ăn quá nhiều mỡ uống một cốc nước rau cần: Nếu trong một bữa ăn ăn nhiều món ăn dầu mỡ, uống một cốc nước rau cần có một chút đường, hàm lượng chất xơ cao trong nước rau cần có nhiều ích lợi.
Ăn lẩu xong ăn cốc sữa chua: ăn sữa chua sau khi ăn lấu giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày đường ruột. ngoài ra, trong sữa chua có acid lactic có thể ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn có hại.
Ăn cua xong uống cốc nước gừng tươi pha với đường đỏ: Nước gừng tươi pha với đường đỏ có tính ấm, giúp đuổi hàn giữ ấm dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, giảm nhẹ bụng khó chịu, tuy nhiên người bị tiểu đường không nên dùng.
Gần đây hoa quả và ngũ cốc thường được kết hợp với nhau và được nhiều người yêu thích, các thực phẩm phối hợp đều rất mạnh khỏe, đặc biệt là rất thích hợp để ăn bữa sáng. Nếu trong buổi sáng sớm đầu năm ăn một miếng bánh yến mạch hoa quả sẽ làm cho chúng ta cảm thấy sức lực tràn đầy.
Cách chế biến: Bánh yến mạch, đậu phụ mỗi loại 30g, sữa tươi 30ml, nhân quả óc chó 20g, 2 lá tía tô, xoài 1 quả, râu 4 quả, mật ong vừa lượng.
Đem yến mạch, sữa tươi, nhân quả óc chó cho vào máy xay ra đổ vào đáy cốc. Đậu phụ thêm lá tía tô nấu chín để ráo nước, thêm mật ong vào trộn đều thành nhuyễn, sau đó đổ lên trên cốc yến mạch vừa nấu, trên cùng rải xoài và dâu tây là xong. (Có thể chọn các loại hoa quả theo sở thích)
Thời gian nghỉ tết dài kết thúc, khi trở lại vị trí công việc, nhất định luôn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, “sắc mặt khó coi” làm cho chúng ta thực tình không có tâm trạng hứng thú đẻ làm việc, lúc này chúng ta có thể ăn cháo nấu với ngân nhĩ (nấm tuyết) và táo đỏ giúp bổ khí bổ máu.
Cách cải thiện: Gạo 100g, ngân nhĩ (khô) 25g, táo đỏ 15g, kỳ tử, hạt sen, đường cục mỗi loại 10g. Ngâm nước nóng cho ngân nhĩ nở ra, rửa sạch; táo đỏ rửa sạch, bỏ vỏ; hạt sen rửa sạch ngâm mềm; cho gạo, táo đỏ, hạt sen, kỳ tử vào trong nồi, cho thêm 1000ml nước, nấu sôi bằng lửa to xong chuyển sang lửa vừa hầm chín đến 80% rồi cho ngân nhĩ, đường cục nấu một lúc nữa là được, dùng làm bữa ăn phụ.
Chủ đề liên quan:
4 bước dưỡng sinh sau tết bảo vệ dạ dày dưỡng sinh kim ngân hoa niêm mạc dạ dày nước súc miệng