Thực hành chẩn đoán và điều trị hôm nay

Xuất huyết trong thai kỳ: dấu hiệu triệu chứng, thực hành chẩn đoán điều trị

Nếu người phụ nữ bị xuất huyết *m đ*o có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.

Giai đoạn đầu tiên

Giai đoạn đầu tiên được xác định ở đây là trong 14 tuần đầu của thai kỳ. Xuất huyết *m đ*o trong giai đoạn này có thể là dấu hiệu sẩy thai.

Chẩn đoán

Xác định mức độ ra máu nhiều hay ít, có hay không có các cục máu đông, và có kèm theo đau vùng chậu hay không.

Kiểm tra nhóm máu Rh (yếu tố Rhesus).

Khám *m đ*o để xác định cổ tử cung mở hay đóng.

Thường không cần khám *m đ*o nếu chỉ ra máu ít và không đau. Cổ tử cung mở cho thấy có nguy cơ sẩy thai hoặc thai ch*t trong tử cung. Nếu có điều kiện, thực hiện việc siêu âm có thể giúp phát hiện vấn đề mà không cần khám *m đ*o.

Điều trị

Nếu người phụ nữ bị xuất huyết *m đ*o có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.

Nếu xuất hiện các đốm máu nhỏ ở *m đ*o nhưng không kèm theo đau, chỉ cần khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều.

Nếu xuất huyết *m đ*o nhiều và đau, kèm theo có các cục máu đông, cần đề nghị đưa người bệnh vào bệnh viện.

Nếu khám *m đ*o thấy cổ tử cung mở, chuyển ngay người bệnh đến bệnh viện.

Nếu tình trạng sẩy thai đã xảy ra hoàn toàn, nghĩa là thai nhi và nhau thai đã được đưa ra hết, và tình trạng ra máu đã được kiểm soát, có thể chỉ cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi và theo dõi. Tái khám sau đó để đảm bảo không có biến chứng bất thường nào xảy ra. Nếu tiếp tục xuất huyết *m đ*o, cần chuyển bệnh nhân đến theo dõi tại bệnh viện.

Giai đoạn sau

Giai đoạn sau được xác định là từ tuần thứ 15 trở đi. Trong giai đoạn này, mọi trường hợp xuất huyết *m đ*o đều nên được thăm khám, theo dõi tại bệnh viện, cho dù việc xuất huyết có thể kèm theo đau hoặc không. Trong giai đoạn này cũng không được thăm khám *m đ*o. Ra máu nhiều và đau có nguy cơ bong nhau non. Nếu người bệnh thuộc nhóm máu Rh âm, tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/thuc-hanh-chan-doan-va-dieu-tri-xuat-huyet-trong-thai-ky/)

Chủ đề liên quan:

dấu hiệu xuất huyết

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY