Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xúc động câu chuyện nghị lực sống Ung thư không phải dấu chấm hết

Đau khổ, buồn chán, thất vọng, không thể kể hết tâm trạng của bệnh nhân ung thư và người nhà của họ....
Những con người nhỏ bé mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác, không ít lần khiến họ cảm thấy tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc sống. Nhưng chính trong những biến cố thăng trầm ấy của cuộc đời, nghị lực sống tiềm tàng trong họ trỗi dậy, không những giúp họ chiến thắng được bệnh tật của bản thân mà còn truyền đi ngọn lửa đam mê sống cho rất nhiều bệnh nhân ung thư khác trong hành trình dài chống chọi với bệnh ung thư.

ung thư máu…

Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ về “đóa hướng dương” Hoàng Thị Diệu Thuần – cô gái nhỏ bé mới ngoài 20 tuổi mắc bệnh ung thư máu nhưng đã kiên cường chiến đấu và chiến thắng căn bệnh này. Năm 2012, Diệu Thuần được các bác sĩ ghép tế bào gốc thành công tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Gặp lại Diệu Thuần, tôi khá bất ngờ trước sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh của em, bởi từ chỗ chân tay co quắp, không đi lại được, giờ đây em đã có thể sống khỏe mỗi ngày, làm những công việc mà em yêu thích, cống hiến nhiều hơn nữa cho xã hội. Thế nhưng trong tâm trí Thuần, em vẫn nhớ như in quãng thời gian điều trị đầy đau đớn, ám ảnh song cũng chính vì thế mà em cảm thấy biết ơn cuộc đời, biết ơn các y bác sĩ đã tận tâm hết lòng chữa bệnh cho em. Và cũng kể từ đó, Thuần càng tự nhủ mình phải sống sao cho nghị lực, cho xứng đáng như “hoa hướng dương” vươn mình đón ánh mặt trời.

Có mặt trong buổi tọa đàm “Ung thư không phải là dấu chấm hết” nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày hội sức khỏe lần thứ nhất do Hội Nội khoa Việt Nam tổ chức, chia sẻ với gần 200 bệnh nhân ung thư và người nhà của họ, Thuần khiến cả hội trường không khỏi xúc động và khâm phục trước sự kiên cường chống chọi với bệnh ung thư máu.

“Những ngày tháng bệnh tật thực sự là quá khó khăn. Em gần như trải qua tất cả các phương pháp điều trị, và cuối cùng được ghép tế bào gốc để có cuộc sống khỏe mạnh như ngày hôm nay. Trong quá trình điều trị, do chịu tác dụng phụ của Thu*c nên khắp miệng bị lở loét, mệt mỏi, chán ăn, da dẻ khô lại và cháy đen, chân tay co quắp, mọi hoạt động phải nhờ y bác sĩ và người nhà giúp đỡ. Cơ thể em lúc đó suy kiệt nặng, chỉ còn 34kg, đến nay nhờ tuân thủ điều trị và tái khám theo chỉ định của bác sĩ, cân nặng của em đã lên 40kg. Giờ đây em không những có thể tự lo cho mình những sinh hoạt hàng ngày mà còn tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ bệnh nhân ung thư, dành thời gian viết sách, viết kịch bản… Sắp tới em cũng sẽ cho ra mắt một cuốn tự truyện thứ hai như một lời tri ân với tất cả mọi người đã tiếp cho em động lực để bước tiếp…”- Thuần chia sẻ.

Là người đã từng gần 10 năm chiến đấu với ung thư, đối diện với cửa tử cận kề, Thuần muốn nhắn gửi tới các bệnh nhân ung thư khác một thông điệp: “Trải qua thời gian dài điều trị, mình biết rằng “Ung thư không phải là dấu chấm hết”. Các bạn không đơn độc trong cuộc chiến cam go với ung thư, hãy sống như những chiến binh khi đối đầu với bạo bệnh và tin vào những tiến bộ của y học hiện đại. Chúng ta hoàn toàn có niềm tin và cơ hội”.

ung thư phổi của “lão nông Chu Văn Quềnh”

Sau một thời gian điều trị bệnh ung thư phổi, nghệ sĩ Hán Văn Tình đã khỏe mạnh lên nhiều, ông không còn phải nằm một chỗ trên giường bệnh như trước nữa. Phát hiện căn bệnh ung thư phổi cũng ở giai đoạn muộn, cách đây vài tháng, chẳng ai nghĩ nghệ sĩ Hán Văn Tình lại có thể vượt qua bệnh tật.

Trò chuyện cởi mở với chúng tôi, “lão nông Chu Văn Quềnh” của “Đất và Người” chia sẻ: “Tôi đã từng rất sốc và tuyệt vọng khi biết tin mình mắc bệnh. Tôi từng nghĩ rất nhiều đến ung thư và cái ch*t. Nhưng khi chứng kiến những người thân của mình khóc hết nước mắt, tôi nghĩ, chính bản thân mình phải là người cứng rắn nhất. Số tôi may vì có quý nhân phù trợ. Bạn bè, đồng nghiệp, khán giả, các chuyên gia đã giúp tôi vượt qua bệnh tật. Với tôi bây giờ ung thư không còn đáng sợ nữa. Nếu phát hiện sớm, dùng Thu*c đúng chỉ định, tinh thần lạc quan thì ung thư sẽ… sợ mà chạy”.

Cháu Bùi Tiến Dũng (quê Kiến Xương, Thái Bình) rớt nước mắt khi nói đến ước mơ giản dị như bao bạn bè cùng trang lứa khác là được cắp sách đến trường. Thế nhưng với cậu bé 13 tuổi này, kể từ khi biết mình mắc bệnh ung thư xương là chuỗi ngày dài dặc hai mẹ con gắn liền với giường bệnh, với bệnh viện… Căn bệnh ung thư xương đã lấy đi đôi chân của Dũng, nhưng chưa lúc nào em vơi đi nghị lực sống, chưa lúc nào vơi đi ước mơ được tiếp tục đến trường.

“Con rất buồn vì bạn bè được đi học còn mình lại ở bệnh viện… Ước mong của con là con muốn được khỏi bệnh ra viện và có một đôi chân lành lặn để đến trường…”- Dũng nói trong nước mắt.

Chị Nguyễn Thị Khuê, mẹ của Dũng nhìn đứa con trai duy nhất mà nhói lòng: “Gia đình cũng chỉ biết nghe theo bác sĩ tiến hành điều trị theo phác đồ cho cháu thôi, chứ gia đình cũng chưa biết tiếp theo sẽ phải làm thế nào cho cháu nữa…”.

Đau khổ, buồn chán, thất vọng, không thể kể hết tâm trạng của bệnh nhân ung thư và người nhà của họ. Và cũng không gì có thể bù đắp được những khó khăn, cực khổ, đau đớn mà họ đã và đang trải qua… Bệnh nhân ung thư không những chịu đau đớn về thể xác mà còn bị đè nặng bởi áp lực tâm lý, bởi cái ch*t luôn ám ảnh, bởi những chuyện cá nhân tế nhị mà khó nói khác… Vậy bác sĩ có lời khuyên gì với những người mang căn bệnh ung thư?...

Còn nữa...

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xuc-dong-cau-chuyen-nghi-luc-song-ung-thu-khong-phai-dau-cham-het-19874.html)

Tin cùng nội dung