Lina Medina (sinh 1933) ở Ticrapo, Peru sinh con trai khi mới 5 tuổi, 7 tháng và 17 ngày. Với kỷ lục này Lina được y văn thế giới tôn vinh cho nội dung người mẹ trẻ nhất hành tinh và đến nay kỷ lục vẫn còn nguyên giá trị, chưa hề bị xô đổ. Chuyện bắt đầu vào năm 1939 lúc đó Lina mới hơn năm tuổi, bất ngờ thấy đau bụng, được cha đưa con vào bệnh viện để thăm khám. Ban đầu cha mẹ bà cứ nghĩ rằng con gái mình có khối u lớn trong bụng, bởi ngay cả pháp sư giỏi nhất trong làng cũng đành bó tay. Kết quả thăm khám khiến các bác sĩ phát sốc bởi khối u này té ra là một bào thai sắp đến ngày sinh. Lina Medina đã mang thai được hơn 7 tháng, có nghĩa, mang thai khi mới hơn 5 tuổi.
Bác sĩ Gerado Lozada, người trực tiếp khám cho Lina đã khuyến cáo gia đình đưa Lina lên bệnh viện tuyến trên ở Lima để khám cho chính xác, bởi chính ông cũng không tin rằng một bé gái mới hơn 5 tuổi lại có thể mang thai được. Chẩn đoán sau đó đã được khẳng định Lina sinh ra với một tình trạng hiếm hoi, chuyên môn gọi là Precocious puberty (dậy thì khởi phát sớm). Về cơ bản, dậy thì khởi phát sớm là quá trình phát triển T*nh d*c sớm bởi hầu hết bé gái thường dậy thì ở độ tuổi trên 10, và 11 hoặc 12 ở các bé trai. Lina xuất hiện kinh nguyệt lần đầu khi mới 2 tuổi rưỡi, riêng ngực phát triển khi lên 4. Trong vòng năm năm, cơ thể Lina còn phát triển rộng vùng chậu hông và xương bắt đầu phát triển nhanh hơn.
Theo lời kể người cha của Lina, con ông bắt đầu “thấy tháng” từ năm lên 3 nhưng sau không thấy xuất hiện nữa. Ngay sau sự kiện trên, người cha tội nghiệp đã bị bắt vì bị tình nghi phạm tội loạn luân, tuy nhiên, không có bằng chứng nên ông được tại ngoại.
Theo y văn, Lina Medina sinh con ở lúc 5 tuổi, 7 tháng và 21 ngày, sinh vào ngày 14 tháng 5 năm 1939 bằng cách mổ do xương chậu còn quá nhỏ. Phẫu thuật được thực hiện bởi Lozada và bác sĩ Busalleu, cùng kíp gây mê Colareta. Bé trai nặng nặng 2.700g (6 pounds), mọi thứ đều phát triển bình thường, sức khỏe tốt, được đặt tên là Gerardo. Lina Medina và con đã được xuất viện một vài ngày sau khi vượt cạn thành công.
Lật lại nguyên nhân vì sao Lina Medina lại có thai. Trước tiên người cha của Lina đã bị bắt vì nghi ngờ hãm hiếp con gái và phạm tội loạn luân. Do không đủ bằng chứng nên ông được thả ra ngay sau đó. Trong khi đó Lina Medina lại không bao giờ tiết lộ ai là người cha đích thực con mình, hoặc hoàn cảnh gây nên sự cố nói trên. Theo một bài báo công bố năm 1955: “Một số đồn đoán về nguyên nhân sinh con của Lina trong đó có giả thiết đáng tin cậy. Rằng, những năm đầu thập niên 30 thế kỷ trước, tại các làng quên nghèo ở Peru, trong đó có làng Andean thường xuyên diễn ra các lễ hội thổ dân. Sau các lễ hội này thường kết thúc bằng những màn tri hoan T*nh d*c, vì vậy hành vi hiếp dâm không phải là hiếm ”.
Trong nhiều năm, người ta đã gọi câu chuyện của Lina là “thuyết âm mưu”, bịa đặt. Nhưng sự thật đã được các bác sĩ Peru và Mỹ xác nhận không biết bao lần. Thậm chí, những chứng cứ đó như ảnh, phim chụp X-quang, sinh thiết… và cả những người chăm sóc cho Lina hiện vẫn còn sống. Cuộc đời về sản phụ trẻ tuổi nhất thế giới này đã thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận, được tiến sĩ Edmundo Escomel, một trong những bác sĩ giỏi nhất Peru thời đó đích thân nghiên cứu. Ông phát hiện thấy rằng, chu kỳ kinh nguyệt của Lina thực sự bắt đầu từ lúc 8 tháng tuổi, tức là rất lâu sau đó gia đình bé mới biết. Những bức chụp X-quang cũng ghi nhận, tuy mới hơn 5 tuổi nhưng Lina đã có buồng trứng hoàn thiện y chang một phụ nữ trưởng thành. Rối loạn hoóc-môn tuyến yên là lời giải thích hợp lý duy nhất mà giới chuyên môn có thể đưa ra đối với trường hợp phát triển chức năng sinh sản quá sớm như Lina.
Sau khi vượt cạn thành công, Gerardo được nuôi dưỡng trong gia đình Medina dưới danh nghĩa em trai Lina. Hai năm sau ca sinh, chuyên gia tâm lý Paul Kosak được phép tiếp cận với Lina để khơi lại câu chuyện tế nhị này. Trong bài viết trên tờ New York Times năm 1941, Kosak kể lại rằng, Lina tỏ ra thông minh hơn hẳn bạn bè cùng tuổi còn con trai cũng hoàn toàn khoẻ mạnh, lớn hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Bé Gerardo lớn lên không mảy may nghi ngờ về tình mẫu tử nhưng đến khi lên 10, sự thật mới được tiết lộ qua những lời châm chọc của bạn bè. Năm 1972, Gerardo có em trai thứ 2 của mẹ Lina với người chồng mới cưới tên là Raul Jurado, đáng tiếc năm 1979, người chồng này lại ra đi khi chưa đến tuổi 40 do bệnh viêm tủy xương. Khi còn trẻ, Lina làm thư ký tại phòng khám Lima của bác sĩ Lozada, người còn giúp cho cả hai mẹ con Lina học qua bậc trung học. Hiện, Lina vẫn sống ở Peru với người chồng mới, còn còn cậu con trai thứ 2 sang định cư tại Mexico nhưng bà từ chối phỏng vấn với bất kỳ tờ báo nào.
Dậy thì khởi phát sớm là dậy thì xảy ra ở độ tuổi sớm bất thường. Trong hầu hết các trường hợp, quá trình này là bình thường ở mọi khía cạnh, ngoại trừ độ tuổi sớm bất thường. Ở một số ít trẻ em, dậy thì sớm ban đầu được kích hoạt bởi một căn bệnh như khối u hoặc chấn thương não. Ngay cả khi không có bệnh, dậy thì sớm bất thường có thể có tác động xấu đến hành vi xã hội và phát triển tâm lý, làm giảm chiều cao, và có thể tạo ra một số rủi ro liên quan đến sức khỏe. Bệnh dậy thì sớm có thể được điều trị bằng cách ức chế các hormon tuyến yên sản xuất steroid T*nh d*c, điều này ngược với bệnh trì hoãn tuổi dậy thì.
Thuật ngữ dậy thì khởi phát sớm (Precocious puberty) được sử dụng với một vài ý nghĩa hơi khác trong một số ngữ cảnh nhất định. Dậy thì sớm đôi khi có liên quan đến vai trò của hormone giới tính bất kỳ, nguyên nhân bất kỳ khiến người trong cuộc dật thì sớm hơn tuổi thông thường và được xem là một dạng bệnh, thường lệch khoảng 2,5 độ chuẩn dưới mức trung bình dân số chung, thường khởi phát trước tuổi lên 8 (bé gái) hoặc 9 tuổi ở các bé trai.
Nhiều nguyên nhân gây dậy thì sớm y học vẫn chưa hiểu hết, chẳng hạn các bé gái có chế độ ăn nhiều chất béo và ít vận động hoặc béo phì, Bé gái béo phì được xác định là thừa cân tối thiểu 10kg, 80% cơ hội phát triển vú trước sinh nhật thứ 9 và bắt đầu kinh nguyệt trước tuổi 12. Phơi nhiễm hóa chất dạng estrogen (gọi là xenoestrogen) là nguyên nhân có thể gây dậy sớm ở các em gái. Bisphenol A là một xenoestrogen được tìm thấy trong nhựa cứng, được chứng minh là ảnh hưởng đến sự phát triển T*nh d*c sớm ở con người.
Các yếu tố khác ngoài béo phì thường mang tính di truyền hoặc môi trường. Mức độ beta-hCG trong huyết thanh và dịch não tủy đã từng phát hiện thấy ở một bé trai dậy thì sớm khi mới 9 tuổi do có một khối u tuyến tùng. Trong một nghiên cứu sử dụng melatonin sơ sinh trên chuột, kết quả cho thấy melatonin cao có thể là thủ phạm làm dậy thì sớm ở loài gậm nhấm. Một số trường hợp dậy thì sớm mang tính di truyền, được gọi là dậy thì sớm trung tâm vô căn (ICPP). Các đột biến ở gen như LIN28, và LEP và LEPR, mã hóa leptin và thụ thể leptin được xem là thủ phạm làm tăng dậy thì sớm.
Ngoài ra còn có đột biến trong gen kisspeptin (KISS1) và thụ thể của nó. KISS1R còn được gọi là GPR54, tham gia vào việc bài tiết GNRH cũng được xem là nguyên nhân nặng ký làm gia tăng ICPP. Năm 1999 các nhà khoa học còn phát hiện thấy gen MKRN3, gen mang dấu ấn của người mẹ, nằm trên nhiễm sắc thể 15 cũng được xác định là nguyên nhân gây dậy thì sớm. MKRN3 dường như hoạt động giống như một chiếc phanh cho quá trình truy cập tuyến yên trung tâm. Do đó, mất các đột biến chức năng protein khiến kích hoạt sớm đường dẫn GnRH và gây ra hiện tượng dậy thì sớm. Những bệnh nhân có đột biến MKRN3 đều cho thấy những dấu hiệu điển hình dậy thì sớm khởi phát như phát triển vú và tinh hoàn sớm, tăng lão hóa xương và tăng hàm lượng hoóc-môn GnRH và LH.
Chủ đề liên quan:
người mẹ người mẹ trẻ nguoi me tre nhat the gioi thế giới y văn y van the gioi y văn thế giới