Tình yêu và giới tính hôm nay

Yếu là do... kém tâm lý

Trong nam khoa có một từ mà bất cứ đàn ông nào cũng không muốn nó ám vào mình: liệt dương.
Trong nam khoa có một từ mà bất cứ đàn ông nào cũng không muốn nó ám vào mình: liệt dương. Thời hiện đại người ta quen hơn với khái niệm rối loạn cương dương. Nhưng về bản chất thì vẫn là cái tình trạng đó mà thôi.

Tưởng rằng cái sự “trên bảo dưới không nghe” này chỉ mới xuất hiện ở thời hiện đại. Thế mà đọc trong sử sách mới thấy đúng là nỗi đau này đã hành hạ phái mày râu từ hàng nghìn năm trước.

Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép: “Vào đêm Trung thu năm Khai Hựu thứ 11, vua Trần Minh Tông đi thuyền chơi trên Hồ Tây, Hoàng tử Hạo mới lên 5 tuổi cũng được đi theo. Hoàng tử vô ý rơi xuống nước. Mọi người hoảng hốt nhảy xuống mò tìm, mãi hồi lâu mới mò được xác Hoàng tử kẹt ở lỗ cống đơm cá. Khi vớt lên thì Hoàng tử đã ngừng thở. Thượng Hoàng sai thầy Thu*c Trâu Canh cứu chữa. Trâu Canh tâu rằng: Có thể cứu được nhưng phải dùng kim châm vào các huyệt, Hoàng tử có thể sống nhưng chỉ sợ sau này sẽ bị liệt dương...”.

Thời gian trôi qua, không ai còn nhớ câu nói cuối cùng của Trâu Canh khi cứu Hoàng tử Hạo. Đến năm lên 14 tuổi, Dụ Tông - Hoàng tử Hạo năm xưa lấy vợ. Hoàng hậu là công chúa Y Từ, con gái thứ tư của Bình Chương Huệ Túc Vương. Lúc đó, lời nói năm xưa của thần y Trâu Canh trở nên ứng nghiệm. Vua Dụ Tông nhận ra mình không có khả năng làm chồng... Là vua thì có lẽ chẳng thiếu bất cứ thứ gì để chữa bệnh. Song, các thầy Thu*c giỏi nhất /các vị Thu*c quý nhất đều vô hiệu với ca bệnh hiểm này. Cuối cùng người ta nhớ ra và thầy Thu*c Trâu Canh được vời đến.

Để trị bệnh cho nhà vua, bấy giờ Trâu Canh dâng phương Thu*c rằng: “... phải giết một bé trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống. Ngoài ra, phải thông dâm với chị hay em ruột mình thì mới hiệu nghiệm...” (Đại Việt Sử ký toàn thư). Toa Thu*c nghe cực kỳ quái đản, phản đạo đức và bất nhân làm cả triều đình bối rối. Lịch sử không chép lại chi tiết chỉ ghi rằng: “Vua làm theo, thông dâm với chị ruột của mình là Thiên Ninh Công chúa và quả nhiên có công hiệu”.

Ca bệnh của vua Trần Dụ Tông nhìn dưới ánh sáng khoa học hiện đại

Thoạt nghe câu chuyện của ông vua khốn khổ này, chắc hẳn nhiều người sẽ có ngay phản xạ “ném đá”- cũng là một trào lưu mạng xã hội thời nay. Họ có thể lên án đây là sự điên rồ, vô đạo đức. Nhưng nếu chúng ta phân tích ở một khía cạnh khác thì ca bệnh của vua Trần Dụ Tông chính là điển hình cho một ca bệnh tâm lý. Phương pháp chữa liệt dương cho vua Trần Dụ Tông của thầy Thu*c Trâu Canh thực chất là liệu pháp tâm lý.

Liệt dương ngoài các nguyên nhân thực thể như bệnh tật, tổn thương bên ngoài và bên trong còn luôn đi kèm yếu tố tâm lý bao gồm sự không hài lòng, không thoải mái, thú vị về các hoạt động T*nh d*c của mình, stress, ức chế, lo lắng buồn rầu... Đa số những vấn đề tâm lý của bệnh liệt dương đều thuộc về cảm xúc. Điều trị liệt dương là điều trị cảm xúc, điều trị cái nguyên nhân tâm lý đã gây ra hậu quả “súng ống” mất khả năng “giương nòng”. Chính Trâu Canh là người tạo ra nguyên nhân ấy 10 năm trước, khi ông ta nói vua Dụ Tông sẽ liệt dương về sau. Cần biết là mọi sự kiện về Hoàng tử và sau này trở thành vua đều được ghi chép đầy đủ và sử quan có trách nhiệm trình lên nhà vua. Hẳn là vị vua tương lai đã được thuật lại sự kiện suýt ch*t của mình và câu nói cuối cùng của Trâu Canh đã làm nhà vua bị ám ảnh từ đó (đó là còn chưa kể đội ngũ hoạn quan sẽ... ton hót với nhà vua đủ thứ chuyện). Dĩ nhiên, người duy nhất có thể phá bỏ cái định kiến ấy không ai khác hơn là Trâu Canh, người đã từng cứu sống vua. Trâu Canh được triều đình xưng tụng là “thần y”. Chính vì vậy, phương pháp kỳ dị của y được toàn thể Hoàng gia đồng tình vun vào. Điều này càng giúp cho Dụ Tông thêm “tự tin”. Có thể, lòng tự tin ấy đã đánh đổ các ám ảnh để vị vua trẻ chiến thắng được sự “bất lực”.

Bài Thu*c “vô đạo” hay khả năng điều trị tâm lý thiên tài?

Nghiên cứu toa Thu*c điều trị bệnh liệt dương của Trâu Canh cho Dụ Tông, ta thấy có hai yếu tố cần được phân tích: - Dược phẩm gồm: mật dương khởi thạch - Hoạt động T*nh d*c: Thông dâm với chị hay em ruột mình. Cả hai yếu tố này đều không bình thường. 1/ Lấy mật của một đứa bé đồng nghĩa với việc giết ch*t một nguời. Đó là một việc trái với đạo đức của xã hội và y đức. 2/ Thông dâm với chị hay em ruột của mình: là một đòi hỏi trái với luân lý của gia đình và xã hội. Như vậy là Trâu Canh đã đặt triều đình nhà Trần, Thượng Hoàng Trần Minh Tông vào một cái thế là phải đi ngược đạo đức và luân lý mà mục đích chỉ để Dụ Tông Hoàng đế có người nối dõi? Tất cả âm mưu này chẳng qua là một đòn tâm lý ác liệt đối với Dụ Tông thông qua sự yểm trợ mạnh mẽ của cha mẹ và chị ruột. Toa Thu*c cực kỳ quái đản, phản đạo đức và bất nhân của Trâu Canh đã làm cả triều đình bối rối nhưng không ai ngăn cản được sự tin tưởng của nhà vua đối với vị thầy Thu*c này.

Đến nay, hầu hết các ý kiến cũng đều cho rằng Trâu Canh là một tội đồ trong lịch sử nước ta với nhiều chiêu trò gây ảnh hưởng đến luân thường đạo lý. Những ý kiến xung quanh phương pháp trị “bất lực” cho vua của Trâu Canh vẫn chưa có sự đồng nhất. Tuy vậy, bên cạnh bài Thu*c kỳ dị, các sử gia cũng chú ý nhiều và đều công nhận tài năng châm cứu của Trâu Canh. Khi thực hành châm cứu giúp nhà vua sống lại thì chắc chắn khi điều trị rối loạn cương ông cũng sẽ sử dụng biện pháp này. Nhiều người cho rằng đây mới là cách điều trị cơ bản giúp vua Trần Dụ Tông tìm lại “bản lĩnh đàn ông” vì cho đến giờ liệu pháp châm cứu vẫn được thừa nhận là một phương pháp tốt trong điều trị rối loạn cương. Song phương pháp này kết hợp với liệu pháp tâm lý “độc” kia mới đảm bảo cho thành công chắc chắn cho một ca điều trị căn bệnh khó nói.

V.H.T(ghi)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/yeu-la-do-kem-tam-ly-n129039.html)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY