Da đẹp hôm nay

10 cách điều trị phồng rộp da chân khi đi bộ nhiều

Các cách điều trị phòng rộp da chân bằng những nguyên liệu tự nhiên giúp làn da mau chóng hồi phục và mịn màng hơn, các nàng hay mang guốc lưu ngay nhé!

Phồng rộp da chân có thể xảy ra khi bạn đi bộ nhiều, chân cọ sát nhiều với giày. Để khắc phục hiện tượng này thì bạn không thể bỏ qua 10 cách điều trị phồng rộp da chân cực hiệu quả dưới đây.

Phồng rộp da chân còn có thể xảy ra sau khi đi bộ đường dài, chạy, thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại trong thời gian tập thể dục, hoặc do mang giày cũ, không vừa chân. Khi chân ẩm ướt thì có nhiều khả năng gặp các vết phồng rộp hơn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí, một vết phồng rộp da chân có thể hình thành nhiều kích cỡ khác nhau. Những triệu chứng khi bị phồng rộp da chân: vết phồng màu đỏ và mềm, đau, sưng và viêm. Bạn cũng có thể đi lại khó khăn.

Điều này gây rất nhiều phiền toái cho việc sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh bằng cách sử dụng cách điều trị phồng rộp da chân đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên.

Dưới đây KhoeDep.vn sẽ mách bạn 10 biện pháp khắc phục phồng rộp da chân hiệu quả nhất nhé!

1. Nha đam

Nha đam có thể chữa lành vết thương tự nhiên và do đó rất có hiệu quả trong việc điều trị phồng rộp da chân. Nha đam có đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng tấy đỏ và cũng giúp giữ ẩm cho da nên sẽ lành nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Cách 1: Áp dụng gel nha đam trên vết phồng rộp và giữ một thời gian cho chúng khô. Sau đó rửa sạch với nước ấm.

Cách 2: Một cách khác từ gel nha đam mà bạn có thể thực hiện là trộn hỗn hợp gel nha đam với dầu vitamin E Áp dụng chúng lên vết phồng và để khô. Rửa sạch với nước ấm. Thực hiện phương pháp điều trị 2 hoặc 3 lần một ngày liên tục trong 3 hoặc 4 ngày.

2. Giấm táo

Giấm táo cũng là một phương pháp hữu hiệu cho đôi chân phồng rộp do tính chất kháng khuẩn và chống viêm của nó. Nó có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và làm giảm đau và viêm.

Cách 1: Nhúng một miếng bông cotton vào giấm táo. Nhẹ nhàng lau nó xung quanh các khu vực bị ảnh hưởng và để khô. Bạn có thể pha loãng giấm táo trước khi thực hiện.

Cách 2: Trộn 1/2 thìa cà phê hành tây xay nhuyễn với 1 muỗng cà phê giấm táo. Bôi hỗn hợp trên da, để khô và sau đó rửa sạch với nước ấm.

Thực hiện 1 trong 2 cách trên 2 lần/ngày liên tục trong vài ngày.

3. Trà xanh

Trà xanh có hợp chất chống viêm có thể giúp giảm đau và sưng. Thêm vào đó, nó chứa một số vitamin và chất chống oxy hóa sẽ giúp da mau lành.

Ngâm một túi trà xanh trong 1 cốc nước nóng trong khoảng 5 phút. Dùng phần bã trà đắp lên vùng da bị phồng trong 1 vài phút. Lặp lại 4 hoặc 5 lần mỗi ngày trong vài ngày.

Ngoài ra, bạn có thể uống trà xanh 2 hoặc 3 lần mỗi ngày để tăng tốc quá trình điều trị.

4. Muối Epsom

Muối Epsom là cách dễ dàng và an toàn để điều trị phồng rộp chân. Nó giúp làm khô và làm vết phồng ráo nước. Nó chứa magiê cao nên giúp giảm viêm, đau và sưng. Ngăn ngừa nhiễm trùng.

Thêm 1-2 muỗng muối Epsom vào một bồn tắm hoặc thau ngâm chân rồi khuấy đều. Ngâm chân vào nước này trong khoảng 15 phút. Lau khô và sau đó áp dụng một lớp dưỡng ẩm hoặc dầu vitamin E. Thực hiện kiên trì mỗi ngày 1 lần để thấy kết quả.

5. Tinh dầu trà xanh

Dầu cây trà có tính kháng khuẩn cũng như các thuộc tính làm se giúp điều trị phồng rộp trên bàn chân. Dầu cây trà còn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Pha loãng một phần dầu cây trà với nước theo tỉ lệ 1:3. Sử dụng một miếng bông để thoa chúng lên các khu vực bị ảnh hưởng. Giữ khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch với nước lạnh. Thực hiện 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.

6. Dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu sẽ giúp dưỡng ẩm khu vực bị ảnh hưởng, làm giảm ngứa và giúp quá trình chữa bệnh nhanh hơn.

Đơn giản chỉ cần bôi một chút dầu thầu dầu lên da để qua đêm. Thực hiện hàng ngày. Ngoài ra, trộn ½ chén dấm trắng và 3 muỗng cà phê dầu thầu dầu. Thoa lên vùng da bị ảnh hưởng nhiều lần trong ngày.

7. Dầu Vitamin E

Bạn cũng có thể điều trị với dầu vitamin E. Nó nuôi dưỡng làn da, làm giảm ngứa và ngăn ngừa sẹo.

Cắt một viên dầu vitamin E và trộn với tinh dầu Calendula. Thoa hỗn hợp này lên da và để trong khoảng 30 phút. Thoa khoảng 1 tuần bạn sẽ cảm thấy hiệu quả.

8. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc dịu nhẹ cũng có đặc tính chữa bệnh và có thể giúp giảm đau và sưng da chân.

Pha trà hoa cúc và để nguội, ngâm một chiếc khăn sạch trong đó và vắt ra nhẹ. Đặt chiếc khăn ẩm trên da 10 phút. Lặp lại nhiều lần trong ngày để giảm đau và ngứa.

9. Nghệ

Nghệ giúp giảm đau, giảm viêm. Nó cũng có tính sát trùng tự nhiên và sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trộn 1/2 muỗng cà phê bột nghệ với nước tạo thành hỗn hợp sệt. Áp dụng hỗn hợp này lên da, để 10 đến 15 phút và sau đó rửa sạch với nước ấm. Thực hiện 2 hoặc 3 lần một ngày.

Ngoài ra, uống một ly sữa nghệ hàng ngày trước khi đi ngủ để tăng tốc quá trình điều trị.

10. Kem đánh răng trắng

Bạn cũng có thể sử dụng kem đánh răng có màu trắng điều trị. Kem đánh răng trắng có chứa các thành phần như baking soda, hydrogen peroxide, rượu, và tinh dầu bạc hà. Chúng sẽ giúp bạn giảm ngứa.

Dùng tay lấy một lượng kem nhỏ thoa lên vùng da bị ảnh hưởng và để ít nhất 2 giờ. Làm sạch với một chiếc khăn ẩm và sau đó dưỡng ẩm cho chân. Thực hiện 1 hoặc 2 lần mỗi ngày cho đến khi các vết phồng biến mất.

Lưu ý: Không sử dụng kem làm trắng, kem đánh răng dạng gel hoặc kem đánh răng màu.

Việc đi lại nhiều có thể làm chân bạn phồng rộp. Giờ thì bạn đừng lo lắng vì đã có 10 cách điều trị phồng rộp da chân hiệu quả rồi nhé!


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/cach-dieu-tri-phong-rop-da-chan-khi-di-bo-nhieu/)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY