Khám bệnh hôm nay

Khoa khám bệnh là cơ sở ban đầu trong công tác khám chữa bệnh, tiếp nhận bệnh nhân khi đến viện. Chức năng của khoa khám bệnh bao gồm: khám chữa bệnh cho mọi đối tượng có nhu cầu (BHYT đúng tuyến, tự nguyện, khám dịch vụ theo yêu cầu); khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe các loại; khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các cá nhân và tập thể; lấy bệnh phẩm xét nghiệm tại nhà, xét nghiệm theo yêu cầu; điều trị ban ngày theo yêu cầu.

10 điều không nên làm trước khi đi khám bệnh để có kết quả chính xác

Theo nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ), do Hiệp hội Cải thiện chẩn đoán trong y học tài trợ, có hơn 30% chẩn đoán sai dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc Tu vong.

Một trong những lý do dẫn tới điều này là từ sai lầm của bệnh nhân.

Vì vậy, khi đi khám bệnh, điều quan trọng cần nhớ là chất lượng khám không chỉ phụ thuộc vào chuyên môn của bác sĩ mà còn phụ thuộc vào chính bạn.

Bright Side đã đưa ra một danh sách các việc nên hoặc không nên làm có thể giúp bạn tránh chẩn đoán không chính xác và giữ sức khỏe.

1. Không được sơn móng tay trước khi đến bác sĩ da liễu khám

Bác sĩ da liễu điều trị hơn 3.000 bệnh. Khi khám toàn diện, bác sĩ không chỉ kiểm tra da mà còn kiểm tra cả móng tay của bạn. Thực chất có rất nhiều bệnh về nhiễm nấm thường nằm ở móng tay.

Do đó để bác sĩ xem trạng thái tự nhiên móng tay của bạn là điều rất quan trọng. Hơn nữa, bất kỳ thay đổi nào ở móng tay cũng có thể chỉ ra các bệnh của các cơ quan khác, vì vậy trước khi đi khám không nên sơn móng tay.

2. Không uống rượu trước khi kiểm tra cholesterol

Mặc dù bia và rượu mạnh không có cholesterol, nhưng chúng chứa đường cũng như các chất gọi là carbohydrate có thể dẫn đến sự gia tăng cholesterol trong cơ thể.

Ngay sau đó, mức cholesterol của bạn sẽ trở lại bình thường, nhưng bác sĩ có thể nhận được kết quả không chính xác.

3. Không để cơ thể khát nước trước khi thử nước tiểu

Nước tiểu của con người là 99% nước và chỉ có 1% axit, amoniac, hormone, tế bào máu ch*t, protein và các chất khác được sử dụng để nghiên cứu. Như bạn có thể thấy, nồng độ rất thấp.

Vì vậy, nếu bạn cung cấp 100 ml nước tiểu để kiểm tra, khoảng 1ml là phù hợp để phân tích. Do vậy, cần uống nhiều nước trước khi xét nghiệm để đảm bảo cơ thể sản xuất đủ nước tiểu.

4. Không sử dụng chất khử mùi trước khi chụp X-quang ngực

Việc cấm sử dụng chất khử mùi trước khi chụp X-quang là vì có liên quan đến thành phần của nó, trong chất khử mùi có chứa các kim loại nhỏ.

Trong quá trình thực hiện, nó rất dễ nhầm lẫn giữa các kim loại này với vôi hóa, đó là dấu hiệu của ung thư đang phát triển. Kết quả không những bị sai mà còn có thể khiến bạn vô cùng lo lắng.

5. Không ăn thực phẩm đỏ trước khi nội soi đại tràng

Thực phẩm màu đỏ tự nhiên có thể giống màu trong đại tràng và gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc kiểm tra. Trong số các sản phẩm bạn không nên ăn ít nhất một tuần trước khi nội soi đại tràng là củ cải đường, quả nam việt quất, kẹo màu đỏ, cà chua, gấc, và nước sốt cà chua…

Bạn cũng nên nhớ rằng, các loại thực phẩm có màu khác nhau cũng không nên tiêu thụ trước khi đi nội soi. Lưu ý, trước khi làm thủ tục y tế, bạn chỉ nên ăn thực phẩm trong, lỏng.

6. Không ăn thực phẩm mặn trước khi kiểm tra huyết áp

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên tiêu thụ không quá 2.300 miligam muối mỗi ngày. Ngoài các tác hại khác đối với cơ thể, tiêu thụ nhiều muối còn góp phần làm tăng huyết áp.

Do đó, trước khi đến viện kiểm tra sức khỏe, bạn không nên ăn thức ăn nhanh, các loại hạt, đậu hoặc các sản phẩm khác có chứa nhiều muối, bằng không sẽ dẫn đến kết quả sai.

7. Không uống Thu*c trước khi xét nghiệm máu

Một vài ngày trước khi xét nghiệm, để có kết quả chính xác hơn bạn không nên uống Thu*c, để máu có thời gian làm sạch và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.

Đối với các loại Thu*c được kê đơn cho bạn để sử dụng bắt buộc hàng ngày, các bác sĩ thường nói không nên uống vào buổi sáng trước khi xét nghiệm. Có thể uống sau khi lấy máu xét nghiệm. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, bạn nên thảo luận trước vấn đề này với chuyên gia.

8. Không nên thay đổi lịch trình hàng ngày của bạn

Cơ thể chúng ta là một hệ thống ổn định đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định để thích nghi với chế độ mới. Khi bạn đi ngủ muộn hơn một giờ so với bình thường, cơ thể bạn đã trải qua căng thẳng, điều này ảnh hưởng đến tình trạng chung và các chỉ số cơ thể khác nhau.

Điều tương tự cũng áp dụng cho các vấn đề khác như dinh dưỡng, tiêu thụ nước và mức độ căng thẳng.

9. Không quá no, ăn quá nhiều chất béo trước khi đi khám

Đối với một số bệnh, bạn không cần phải nhịn đói trước khi đi khám. Nhưng không có nghĩa là bạn được ăn quá no và ăn tùy thích các loại đồ ăn.

Theo chuyên gia, trước khi đi khám sức khỏe không nên ăn đồ ngọt và những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đặc biệt cũng không được ăn quá no vì có thể làm thay đổi chất béo trung tính trong một thời gian ngắn khiến kết quả khám không chính xác.

10. Không lướt web trước khi đến bác sĩ nhãn khoa

Căng mắt liên tục có thể chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng, yêu cầu mọi người phải chú ý. Trạng thái này ở mắt có thể xảy ra tạm thời khi bạn sử dụng các các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính,… trong thời gian dài.

Nếu bạn muốn đến bác sĩ nhãn khoa khám để lấy chứng chỉ y tế cho công việc hoặc trường học lái xe, bạn cần có kết quả tốt nhất thì không nên dùng điện thoại, bởi chúng sẽ gây mỏi mắt và khiến kết quả kiểm tra không chính xác.

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/10-dieu-khong-nen-lam-truoc-khi-di-kham-benh-de-co-ket-qua-chinh-xac-20200326160106208.html)

Tin cùng nội dung

  • Em có khám sức khỏe tổng quát tại bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó có xét nghiệm máu và đã có kết quả âm tính với HIV, nay em muốn xin một giấy chứng nhận không bị nhiễm HIV riêng, bản tiếng Anh. Cho em hỏi có thể làm ở đâu và mình có phải xét nghiệm lại không hay chỉ cần đem kết quả đã có để làm bản chứng nhận riêng?(do yêu cầu của công ty nên em cần 1 bản chứng nhận HIV bằng tiếng Anh riêng). Nhờ mangyte.vn tư vấn giúp. (Hoang Lan - TPHCM)
  • Bố mẹ tôi dự định đi du lịch miền Tây 1 chuyến, lưu trú ở Cần Thơ. Tôi hơi e ngại vì bố tôi bị cao huyết áp, dù ông có uống Thu*c đều đặn nhưng tôi vẫn lo lắng. Nếu trong chuyến đi mà sức khỏe ông có vấn đề gì thì phải làm sao? Liệu có dịch vụ khám bệnh ở khách sạn không ạ? Tôi cảm ơn mangyte.vn rất nhiều! (Đại Phong – Bình Dương)
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY