Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

10 loại thực phẩm có thể là thủ phạm gây đầy hơi

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đầy hơi đường tiêu hóa gây ra nhiều phiền toái, thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm tình trạng này.
Dưới đây là các loại thực phẩm gây ra ợ hơi nhiều nhất.

1. Đậu đỗ

Khi bạn nghĩ về thực phẩm gây ra hơi, đậu là có thể ở trên cùng của danh sách. Đậu chứa rất nhiều raffinose, là một loại đường phức tạp đối với hệ tiêu hóa. Raffinose đi qua ruột non vào ruột già, nơi vi khuẩn phá vỡ raffinose, sản xuất hydro, carbon dioxide, hơi metan, và thoát qua trực tràng.

Để giảm hơi mà không cần cắt đậu, ngâm đậu qua đêm cũng có thể giúp làm giảm hơi.

2. Sản phẩm sữa

Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và hầu hết các sản phẩm sữa, bao gồm pho mát và kem.

Những người không sản xuất đủ các enzyme lactase làm khó tiêu hóa lactose, gọi là không dung nạp lactose. Tăng hơi là một triệu chứng của không dung nạp lactose.

3. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc như lúa mì, yến mạch có chứa chất xơ, raffinose, và tinh bột. Tất cả được tiêu hóa bởi các vi khuẩn trong ruột già, dẫn đến sinh hơi.

Trong thực tế, gạo là hạt duy nhất mà không gây ra hơi.

4. Rau họ cải

Một số loại rau như cải bruxen, súp lơ xanh, bắp cải, măng tây, súp lơ gây ra hơi dư thừa. Giống như các loại đậu, các loại rau này cũng chứa đường phức tạp, raffinose.

Tuy nhiên, đây là những thực phẩm rất lành mạnh, vì vậy bạn có thể tư vấn với bác sĩ của bạn trước khi loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của bạn.

5. Nước ngọt và đồ uống có ga

Nước ngọt và đồ uống có ga khác có thể thêm đáng kể lượng hơi nuốt vào. Khi hơi xâm nhập vào đường tiêu hóa của bạn, gây ra ợ nóng và cũng có thể tăng nhiều hơi.

Thay thế nước ngọt bằng nước trái cây, trà, hoặc nước (không có cacbonat) có thể giúp bạn giảm hơi.

6. Trái cây

Trái cây như táo, đào, lê, mận khô có chứa sorbitol và chất xơ hòa tan.

Sorbitol và chất xơ hòa tan, cả hai cũng phải đi qua ruột già, nơi mà vi khuẩn phá vỡ chúng để tạo ra hydro, carbon dioxide, hơi mê-tan.

7. Kẹo cứng

Ngậm kẹo cứng có thể khiến bạn nuốt thêm hơi. Nhiều loại bánh kẹo cũng sử dụng sorbitol như một chất làm ngọt. Hai yếu tố này có thể góp phần tạo thêm hơi.

8. Hành tây

Hành tây có chứa một loại đường tự nhiên gọi là fructose.

Giống như raffinose và sorbitol, fructose góp phần sinh hơi khi vi khuẩn trong ruột phá vỡ chúng.

9. Kẹo nhai cao su

Kẹo cao su dường như một nguồn không hơi, nhưng nhai nó có thể làm cho bạn nuốt hơi nhiều hơn.

Nếu bạn ợ hơi rất nhiều, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dừng nhai kẹo cao su để giảm bớt hơi.

10. Thực phẩm chế biến

Thực phẩm chế biến được đóng gói, chẳng hạn như bánh mì, các loại thực phẩm ăn nhẹ, ngũ cốc.

Chúng chứa nhiều thành phần, bao gồm fructose và đường lactose. Sự kết hợp này có thể dẫn đến hơi tăng lên.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Health Line)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/10-loai-thuc-pham-co-the-la-thu-pham-gay-day-hoi-n124388.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY