Ẩm thực hôm nay

10 món ăn, bài Thuốc từ dạ dày dê

Theo Y học cổ truyền, dạ dày dê và các bộ phận khác như thịt, xương, nội tạng của dê đều có thể dùng làm Thuốc...
Theo Y học cổ truyền, dạ dày dê và các bộ phận khác như thịt, xương, nội tạng của dê đều có thể dùng làm Thuốc... dạ dày dê được chế biến phối ngũ phù hợp làm tăng thêm phần ngon bổ và trị bệnh. dạ dày dê (dương đỗ) vị cam, tính ấm, không độc, tác dụng bổ hư, kiện kỳ, ích vị..., chủ trị chứng tỳ vị hư hàn, hay bị ói, nhiều mồ hôi, tay chân lạnh, tiểu đêm nhiều lần.

Nhiều tài liệu còn cho biết, dạ dày dê có chứa protid, lipid, glucid, vitamin A, B1, B2 và một số men rất cần cho tiêu hóa. Sau đây là một số món ăn tiêu biểu từ dạ dày dê:

1. Canh dạ dày dê hạt sen: dạ dày dê mới lớn, hạt sen, đậu phụng, táo đỏ, nấm mèo, gừng, hành lá, mắm, muối gia vị vừa đủ hầm nhừ ăn. Công dụng: trị các chứng ǎn ngủ kém, hay bị tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, di tinh mộng tinh, tiểu đêm, trẻ em nhiều mồ hôi.

2. Canh dạ dày dê hầm ngũ đậu: dạ dày dê 1 cái, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu phụng, đậu trắng, gừng, hành mắm, muối gia vị vừa đủ hầm ăn tuần vài lần. Công dụng: bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe, phòng trị chứng thiếu máu, nhiều mồ hôi, người lớn gầy khó lên cân, trẻ em còi cọc chậm lớn.

3. Canh dạ dày dê nấm hương: dạ dày dê, nấm hương, cà rốt, hành tây, hành lá, mắm, muối, đường, tiêu gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: bổ tỳ thận, ích khí, lợi ngũ tạng, giúp trị chứng đầy bụng, nôn ói, kiết lỵ, viêm gan vàng da thấp nhiệt, đái tháo đường, tiêu chảy, sa dạ dày, rối loạn tiểu tiện, các chứng ăn kém, hư nhược.

4. dạ dày dê xào cần tây: dạ dày dê, cần tây, hành lá, mắm, muối, tiêu gia vị vừa đủ xào ăn. Công dụng: trị bụng đầy chậm tiêu, viêm gan vàng da thấp nhiệt, đau thượng vị, tức ngực sườn do huyết ứ khí trệ.

5. dạ dày dê xào dưa chua: dạ dày dê, dưa chua, cà chua, thì là, tỏi, hành ngò, dầu ăn, mắm muối, gia vị vừa đủ xào ăn. Công dụng: trị chứng miệng lợi sưng lở, viêm đại tràng, viêm gan vàng da, đau thượng vị miệng đắng, các chứng đau do nhiệt tích trệ.

6. Súp dạ dày dê: dạ dày dê, cà rốt, khoai tây, khoai lang, sữa, nước dừa, cà ri, tỏi, muối gia vị vừa đủ nấu súp ăn. Công dụng: bổ tỳ thận, cầm tả lỵ, trị chứng táo bón, tiêu chảy, tả lỵ, viêm gan vàng da, đái tháo đường, huyết áp, thiếu máu.

7. dạ dày trộn củ kiệu: dạ dày dê luộc thái, củ kiệu muối chua, hành tây thái, rau răm, rau húng, đậu phụng rang, mắm, muối, chanh, đường, tiêu gia vị vừa đủ trộn ăn. Công dụng: trị chứng đau tức ngực sườn, thượng vị, tiêu chảy kiết lỵ, chứng tay chân lạnh do dương khí hư.

8. Canh dạ dày dê rau củ: dạ dày dê, nấm hương, cà rốt, khoai tây, hành, mắm muối, gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: bổ khí huyết, ích tạng phủ, hỗ trợ trị chứng hư nhược tiêu hóa kém, chức năng gan thận yếu, tăng huyết áp, đái tháo đường, thiểu năng tuần hoàn não rất hiệu quả.

9. dạ dày dê xào ngũ nấm: dạ dày dê, nấm hương, nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò, nấm mèo... cà rốt, hành tây, dầu ăn, hạt tiêu, hành ngò, mắm muối, gia vị vừa đủ xào ăn. Công dụng: bổ tỳ vị, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, giải độc, bảo vệ tế bào gan.

10. dạ dày dê xào dứa: dạ dày dê, dứa chín, ớt chuông, dưa leo, thì là, tỏi, hành ngò, dầu ăn, mắm muối, gia vị vừa đủ xào ăn. Công dụng: trị chứng bụng đầy chậm tiêu, viêm tiết niệu, tiểu buốt tiểu dắt, sỏi tiết niệu...

Ngoài ra, dạ dày dê nấu với khoai từ, khoai sọ, khoai mỡ, khoai sáp, củ đậu, củ dền, hoặc nấu với rau cải, rau ngót, đều tốt. Tuy nhiên, dạ dày dê có tính ấm, bổ dương khí, người nội nhiệt, người nóng bứt rứt, răng lợi hay chảy máu không nên dùng nhiều. Người hay bị lưng chân nóng, đi tiểu vàng do “thận nhiệt”, chứng ngoại tà đang viêm nhiễm, sốt nóng, chứng thống phong (gút) nên kiêng ăn.

Lương y Minh Phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/10-mon-an-bai-thuoc-tu-da-day-de-n104111.html)

Tin cùng nội dung

  • Nguy hiểm không kém những bệnh như tim mạch, ung thư gan, tai biến mạch máu não… tổ ấm của những nam giới bị đái tháo đường có thể tan vỡ khi gặp phải chứng rối loạn cương dương.
  • Thông tin về một nghiên cứu mới của Canada cho rằng stress trong công việc làm tăng gấp đôi nguy cơ phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường đã làm nhiều chị em lo lắng.
  • Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
  • Khi tập thể dục, do tác dụng cơ học của vận động sẽ gây ra các biểu hiện ngăn trở quá trình tiêu hoá của dạ dày, lâu dần gây viêm loét dạ dày, đường tiêu hoá.
  • Tôi 52 tuổi, sau nhiều ngày đau bụng vùng thượng vị, tôi đi khám chụp Xquang, bác sĩ kết luận bị viêm sa dạ dày.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY