Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

10 nguyên nhân gây ngứa chân và cách điều trị

Ngứa chân thường không nghiêm trọng, tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Khô da: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng khô, da chân sẽ bị nứt, bong tróc, thô ráp kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Côn trùng cắn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa chân hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở, chóng mặt...

Cạo lông: Việc cạo lông chân sai cách có thể gây ra tình trạng lông mọc ngược, hình thành những nốt mụn mủ, sưng đỏ và gây ngứa vùng da chân.

Dị ứng: Tình trạng ngứa cũng xảy ra nếu bạn dị ứng với các sản phẩm làm đẹp hoặc vệ sinh sử dụng cho da chân: kem tẩy lông, kem dưỡng da...

Tiểu đường: Ngứa chân có thể là một dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường do mức bị mất kiểm soát gây ngứa.

Viêm nang lông: Triệu chứng điển hình của bệnh là sự xuất hiện của một cụm mụn ngứa trên chân, khu vực xung quanh cụm mụn đỏ lên và đau rát.

Giãn mạch máu: Một số người cảm thấy ngứa trong hoặc sau khi đi bộ, chạy bộ và tập luyện do khi hoạt động, mao mạch ở chân giãn nở, làm tăng lưu lượng máu đến cơ bắp và các dây thần kinh xung quanh gây ngứa tạm thời.

Hội chứng chân không yên (RLS) là tình trạng khiến người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, khó chịu ở chân, khi người bệnh nghỉ ngơi chân có thể có cảm giác ngứa, khó chịu.

Tác dụng phụ của Thu*c của một số loại Thu*c có thể gây ra cảm giác ngứa và thường không đi kèm phát ban hoặc nổi mề đay.

Mặc dù không phổ biến nhưng ngứa chân có thể là một dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như u lympho, ung thư da, bệnh thận tiến triển, bệnh gan, bệnh tuyến giáp...

Bên cạnh sử dụng Thu*c, có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà sau để giảm ngứa chân: Chườm lạnh, tắm nước ấm, tắm với yến mạch...

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/10-nguyen-nhan-gay-ngua-chan-va-cach-dieu-tri-20200629094226669.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh nhân tiểu đường có thể sớm kiểm tra xem có tổn thương thần kinh không, bằng cách sử dụng một thiết bị hoạt động bằng cách phát hiện bệnh tình qua mồ hôi.
  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY