Tin y tế hôm nay

Tin y tế

10 việc cần chuẩn bị nếu bạn là F1, F0 được cách ly tại nhà

Cách ly tại nhà với F1 và F0 không có triệu chứng đang bước đầu trển khai ở một số địa phương với tiêu chí chặt chẽ. Bạn cần làm 10 việc sau nếu được cách ly tại nhà.

Việc đầu tiên, để chấp thuận cho bạn là f1, f0 không triệu chứng được phép cách ly tại nhà, các cơ quan chức năng sẽ rà soát đánh giá các tiêu chí về tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại, nơi ở có phù hợp cách ly tại nhà hay không. bạn phải cam kết thực hiện các nội quy, đo thân nhiệt và báo cáo trên các ứng dụng sức khỏe điện tử hay trực tuyến hằng ngày theo quy định và thực hiện nghiêm ngặt theo đúng hướng dẫn. sau đây là 10 việc bạn cần chuẩn bị nếu là f1, f0 không triệu chứng được cách ly tại nhà.

1. Bạn cần tạo một kế hoạch hành động, dự trữ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm

Chuẩn bị cho giai đoạn cách ly tại nhà có nghĩa là lập kế hoạch hành động cũng như dự trữ nguồn cung cấp trong suốt thời gian cách ly. bạn nên có danh sách những cán bộ y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp, một kế hoạch liên lạc với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Bạn có thể lưu ý nhận thức ăn được giao nếu có nhu cầu. tìm nguồn cung cấp và dự trữ lương thực thực phẩm, vật liệu làm sạch như khăn lau khử trùng và xà phòng trong khoảng 3 - 4 tuần, và các mặt hàng chủ lực cơ bản của gia đình như giấy vệ sinh, khăn giấy và nhu yếu phẩm tối cần. nên lưu ý những thực phẩm có thể bảo quản tốt và bổ dưỡng như gạo, các loại mì khô, thực phẩm đóng hộp, trái cây sấy khô và tươi, rau quả tươi và đông lạnh. bạn cũng nên nhớ chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi trong nhà.

Chuẩn bị lương thực thực phẩm đóng hộp, hoa quả khi cách ly y tế tại nhà.

2. Chuẩn bị nguồn nước máy sạch, nước đóng chai và oresol

Nước phải được ưu tiên trong danh sách cần chuẩn bị. Bạn nên uống đủ nước, uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn sốt cao. Nếu bị sốt, tiêu chảy và nôn sẽ góp phần làm mất nước nhanh hơn, đồng thời có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể qua chất thải.

Giữ đủ nước cho cơ thể giúp niêm mạc mũi của bạn đủ độ ẩm, giảm kích ứng mũi khi thở hay ho, hắt hơi. Giữ độ ẩm đường hô hấp cũng giúp chữa lành các thương tổn do virus xâm nhập gây ra.

Trong hầu hết các trường hợp, nước máy đun sôi hoặc nước đóng chai đều tốt. Nếu dùng nước đóng chai, bạn nên dự phòng ít nhất 15 ngày. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể uống oresol để bù nước và điện giải, uống nước ép trái cây, nhất là trái cây có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, việt quất…; tăng cường canh, súp trong chế độ ăn hàng ngày.

nước phải được ưu tiên trong danh sách cần chuẩn bị khi cách ly y tế tại nhà. phải uống đủ nước, uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn sốt cao.

3. Chuẩn bị Thu*c giảm đau

Triệu chứng đau đầu, đau nhức cơ thể và sốt là thường gặp khi mắc COVID-19. Loại Thu*c hữu ích và cơ bản an toàn nhất là acetaminophen với các biệt dược như tylenol, panadol chẳng hạn. Khuyến cáo dùng 500 mg acetaminophen mỗi 4 - 6 giờ là liều lượng an toàn cho hầu hết người lớn, chỉ dùng khi sốt quá 38,5 độ hay đau nhức không chịu đựng được, chườm mát cũng là cách làm hay.

Tốt nhất, trước khi dùng Thu*c giảm đau, bạn nên tư vấn cán bộ y tế đang chịu trách nhiệm giám sát, hướng dẫn của bạn qua trực tuyến.

4. Chuẩn bị vitamin C và kẽm

Vitamin C hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch. Kẽm làm giảm các triệu chứng của coronavirus và có đặc tính tăng miễn dịch cơ thể. Bạn nên dùng 1 - 2g kẽm mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng như Thu*c giảm đau, bạn nên tư vấn cán bộ y tế đang chịu trách nhiệm giám sát, hướng dẫn bạn qua trực tuyến trước khi dùng vitamin C và kẽm. Ngoài ra, có chế độ ăn uống lành mạnh khoa học, tăng cường rau tươi và trái cây.

Khi cách ly tại nhà, nên có sẵn Vitamin C và kẽm để tăng miễn dịch cơ thể. Tuy nhiên cần được tư vấn thầy Thu*c.

5. Chuẩn bị đủ Thu*c điều trị bệnh mạn tính đang mắc nếu có

Nếu được phép cách ly tại nhà, sau khi đã khai báo đang mắc một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường…, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị hàng ngày. vì vậy, bạn phải chuẩn bị đủ Thu*c và một số trang thiết bị y tế đơn giản tự làm trong thời gian cách ly và giữ liên lạc với bác sĩ điều trị qua trực tuyến.

Dùng Thu*c đều đặn và đúng giờ. Bạn nên có máy tự đo huyết áp, máy tự kiểm tra đường máu mao mạch nhanh tại nhà và điều chỉnh Thu*c theo hướng dẫn nếu cần thiết. Tốt nhất, bạn nên đảm bảo có đủ cơ số Thu*c trong 4 tuần.

6. Chuẩn bị khẩu trang, nhiệt kế, máy đo độ bão hòa oxy máu và dung dịch sát khuẩn

Chuẩn bị nhiệt kế để đo thân nhiệt, nếu được nên dùng nhiệt kế điện tử dễ sử dụng, an toàn và cho kết quả mau. Hàng ngày bạn phải đo và báo cáo qua các ứng dụng và trực tuyến cho bộ phận theo dõi. Đo thân nhiệt 3 lần mỗi ngày.

Nếu có điều kiện, bạn nên có thiết bị đo độ bão hòa oxy máu, giúp thuận tiện và chủ động đo và báo cáo, nhất là khi sức khỏe biến chuyển xấu, đo 3-4 lần mỗi ngày. chuẩn bị dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn tay và các bề mặt trong phòng ở. luôn có sẵn cơ số khẩu trang để sử dụng theo hướng dẫn.

Tất nhiên, các cơ quan chức năng đã giám định phòng của bạn đạt tiêu chí cách ly tại nhà. Bạn cần có phòng ở thông thoáng. Có thùng chứa chất thải lây nhiễm và xử lý theo đúng hướng dẫn. Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly. Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly.

Hằng ngày, cần duy trì vận động nhẹ nhàng, như đi bộ trong phòng 30 phút mỗi ngày, hoặc tập yoga vừa sức, thiền định. Bạn cũng có thể đi bộ khoảng 8.000 bước mỗi ngày trong phòng là đạt yêu cầu.

Khi cách ly tại nhà, cần duy trì vận động nhẹ nhàng, như đi bộ trong phòng 30 phút mỗi ngày, hoặc tập yoga vừa sức, thiền định.

8. Vệ sinh cơ thể và phòng cách ly

Rõ ràng, để được phép cách ly tại nhà, bạn phải có phòng riêng và phòng vệ sinh khép kín. nên duy trì tắm rửa vệ sinh cơ thể hàng ngày với các xà phòng sát khuẩn thông thường. chuẩn bị và sử dụng thiết bị vệ sinh nhà cửa dùng riêng cho phòng cách ly để lau chùi sạch sẽ phòng ốc và các bề mặt đồ đạc.

9. Tự học cách đếm tần số thở và đếm nhịp mạch. Ghi lại nhật ký sức khỏe hàng ngày. Nắm chắc các dấu hiệu, triệu chứng diễn biến xấu để báo cáo gấp.

Bạn phải tạo thói quen ghi lại nhật ký diễn biến sức khỏe hàng ngày, nếu có bất cứ dấu hiệu gì bất thường, bạn nên khai báo nhanh qua các ứng dụng hoặc điện thoại trao đổi với người giám sát theo dõi bạn để được chuyển đến cơ sở cấp cứu khi cần.

Các dấu hiệu diễn xấu, gồm: Đau ngực, khó thở; Không thể nói đầy đủ câu, bị nhầm lẫn về thời gian và không gian; Tần số thở hơn 24 lần mỗi phút; Da xanh, môi nhợt nhạt; Không tự đi, không tự cầm nắm, không tự ăn uống được; Lạnh tái đầu ngón tay, ngón chân; Sốt cao liên tục không đáp ứng với Thu*c hạ sốt; Độ bão hòa oxy trong máu dưới 93%.

10. Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn cơ quan chức năng, không được chủ quan trong phòng chống dịch

Đây được xem là sự chuẩn bị mang tính thành bại nhất trước khi bạn bắt đầu thực hiện cách ly tại nhà. bạn phải nhận thức tính nguy hiểm dễ lây lan với những người xung quanh. muốn cắt đứt nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, bản thân bạn và người nhà phải tuân thủ tuyệt đối những cam kết, đo thân nhiệt và khai báo hàng ngày, thực hiện đúng các hướng dẫn cho đến khi có chứng nhận hết thời gian cách ly.

TS.BS. Lê Thanh Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/10-viec-can-chuan-bi-neu-ban-la-f1-f0-duoc-cach-ly-tai-nha-n197567.html)

Tin cùng nội dung

  • Tết là dịp mọi người ăn uống nhiều hơn những ngày thường, dễ tạo điều kiện các bệnh về đường tiêu hóa phát sinh.
  • Thời gian mang bầu với nhiều thay đổi về cơ thể sẽ kéo theo một số điều phiền toái cho bạn, tuy nhiên, cảm giác sắp được làm mẹ thì chắc chắn lúc nào cũng rất tuyệt vời.
  • Đến tuần thai thứ 34, người mẹ cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho việc sinh nở, vì chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
  • Mâm cỗ đủ đầy cũng thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên trong gia đình, cầu năm cũ qua đi năm mới đến trong an lành và may mắn.
  • Cúng tất niên tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Trong bữa cơm gia đình có mặt đông đủ, nói chuyện vui, động viên nhau phấn đấu trong năm mới.
  • Dậy thì là giai đoạn thay đổi lớn cả về thể xác lẫn tinh thần, trẻ phải học giữ gìn vệ sinh cá nhân, tập làm chủ những hành vi của mình…
  • Năm nay 19 tuổi, em đã đăng ký hiến máu tình nguyện theo phát động của trường.
  • Con em bị té cách đây 2 ngày, trên đầu bị lõm vào một lỗ khoảng 2x2cm, không sưng, không chảy máu. Em đưa bé vào BV huyện khám, các bác sĩ bảo lên BV tỉnh chụp CT scan. Nhà em chưa có ai phải chụp CT bao giờ nhưng nghe nói chụp CT khó chịu lắm, phải vô hóa chất gì đó mới chụp. Bé nhà em sợ lắm, em phải làm sao để trấn an bé? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ! (Bạch Huệ - huetrang…@gmail.com)
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY