Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

10 việc không nên làm trước khi đi khám bác sĩ

Độ chính xác của các kết quả xét nghiệm y tế phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của bệnh nhân trước khi kiểm tra.

1. Không sơn móng tay trước khi khám da liễu

Bác sĩ chuyên khoa da liễu chữa hơn 3.000 bệnh khác nhau. Khi kiểm tra tổng thể, bác sĩ khám không chỉ da mà còn cả móng tay của bạn. Nhiều loại nấm thường xuất hiện ở móng tay. Bởi vậy, việc giữ móng tay tự nhiên rất quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác.

2. Không uống rượu bia trước khi kiểm tra cholesterol

Mặc dù đồ uống có cồn không chứa cholesterol, nhưng chứa rất nhiều đường cũng như carbohydrat, có thể khiến lượng cholesterol tăng đột biến. Điều này khiến bác sĩ có thể nhận được kết quả không chính xác.

3. Đừng để cơ thể quá khát trước khi xét nghiệm nước tiểu

Nước tiểu chứa 99% nước và 1% axít, amoniac, hóc-môn, các tế bào máu ch*t, protein và các chất khác. Nếu bạn cung cấp 100 ml nước tiểu, chỉ khoảng 1m phù hợp để phân tích. Bởi vậy bạn nên uống nhiều nước vài giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

4. Không sử dụng chất khử mùi trước khi chụp X-quang tuyến vú

Các bác sĩ cấm sử dụng chất khử mùi bước khi chụp X-quang tuyến vú vì nó chứa một số chất kim loại. Trong quá trình chụp, chúng có thể bị nhầm lẫn với sự vôi hóa, dấu hiệu của bệnh ung thư. Kết quả chụp không chỉ bị sai, mà còn khiến bạn lo lắng.

5. Không ăn thực phẩm đỏ khi nội soi đại tràng

Thực phẩm đỏ tự nhiên có thể nhuộm màu ruột và ảnh hưởng tới kết quả khám. Những loại thực phẩm bạn nên tránh ít nhất 1 tuần trước nội soi đại tràng là củ cải đường, việt quất, kẹo đỏ, cam thảo đỏ và cà chua.

6. Không ăn mặn trước khi kiểm tra huyết áp

Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người không nên tiêu thụ quá 2,3 mg muối/ngày. Thói quen ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, nên bạn không nên sử dụng đồ ăn nhanh, các loại hạt, đỗ và các sản phẩm chứa nhiều muối khác trước khi kiểm tra huyết áp.

7. Không uống Thu*c trước khi kiểm tra máu

Vài ngày trước khi kiểm tra máu, bạn nên ngừng uống Thu*c để tránh làm sai lệch kết quả bởi những yếu tố bên ngoài cơ thể. Đối với những loại Thu*c uống hằng ngày, bạn nên uống chúng sau khi lấy mẫu máu.

8. Không thay đổi thói quen hằng ngày

Cơ thể của chúng ta là một hệ thống ổn định, đòi hỏi một lượng thời gian nhất định để thích ứng với những chế độ mới. Ví dụ, những người di chuyển xa cần mất 2 ngày để làm quen với sự thay đổi múi giờ. Khi bạn đi ngủ muộn hơn 1 giờ so với bình thường, cơ thể sẽ bị căng thẳng.

9. Không sử dụng chất bôi trơn trước khi khám phụ khoa

Phết tế bào cổ tử cung là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất để chuẩn kiểm tra sức khỏe phụ khoa. Bộ phận này rất nhạy cảm và dễ kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài, nên bạn tránh sử dụng kem bôi trơn, nút bông, kem Tr*nh th*i,… 48 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

10. Không sử dụng máy tính trước khi khám mắt

Việc mắt phải hoạt động liên tục có thể ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra thị lực. Do vậy để có kết quả kiểm tra thị lực chính xác nhất, bạn nên để mắt nghỉ ngơi vài giờ trước khi đi khám.

Theo Báo Giao thông

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/10-viec-khong-nen-lam-truoc-khi-di-kham-bac-si-20200323143454776.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói khi bị rắn cắn thì phải ga rô chỗ rắn cắn lại để đề phòng nọc độc chạy vào tim nhưng có người lại bảo không nên làm như vậy. Xin quý báo tư vấn giúp.
  • Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • Thời điểm hiện tại, hai BV Nhi đồng tại TP.HCM đang phải tiếp đón một lượng lớn trẻ khám tâm lý. Lịch hẹn khám trong tháng 6 và tháng 7 cũng đã kín.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY