Rất nhiều gia đình có thói quen mua sắm thực phẩm tích trữ trong tủ lạnh để ăn dần trong những ngày Tết, đặc biệt là các loại rau và trái cây. Tuy nhiên, những loại rau và trái cây lúc mua vốn rất tươi ngon, chỉ sau vài ngày để tủ lạnh đã có dấu hiệu héo úa.
Hãy áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây, để giữ rau quả luôn được tươi ngon trong suốt mùa lễ Tết nhé!
1. Dưa chuột bảo quản riêng.Rất nhiều loại trái cây, ví dụ như chuối, cà chua và dưa gang sản sinh ra khí ethylene, chất khí có thể làm chín rau quả và làm rau quả dễ bị hư hỏng hơn. Dưa chuột lại là loại quả rất nhạy cảm với khí ethylene, bởi vậy dưa chuột cần được bảo quản riêng, nếu không, chúng sẽ hư hỏng rất nhanh. Bạn nên bảo quản dưa chuột trên những ngăn cao của tủ lạnh, thay vì để dưa chuột trong những ngăn đựng rau quả của tủ lạnh phía dưới thấp, cùng với các loại trái cây sinh ra khí ethylene.
2. Bảo quản thảo mộc như bảo quản hoa tươi.Bạn đang muốn cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn, hay chỉ đơn giản là muốn tăng thêm hương vị cho các món ăn ngày Tết, việc sử dụng thảo mộc là một cách tốt, nhưng bạn đừng cho các loại thảo mộc vào túi nilon rồi quẳng vào tủ lạnh nhé! Hãy bảo quản các loại thảo mộc như bảo quản hoa tươi!Đầu tiên, hãy rửa sạch sau đó lau thật khô phần lá. Sau đó, cắm phần gốc của các loại rau thảo mộc vào một cốc nước, hoặc một bình nước, giống như cắm hoa, sau đó mới cho vào tủ lạnh.Đa số các loại thảo mộc, rau gia vị đều có thể bảo quản được bằng cách này. Tuy vậy, có một số loại rau sẽ cần được bảo quản bằng cách khác đặc biệt hơn. Ví dụ như rau hung quế sẽ cần được treo ở trên cao với nhiệt độ phòng. Bạn cũng có thể bảo quản húng quế bằng cách cắm vào nước, nhưng cần thay nước thường xuyên nếu nước bị nhớt. Cách bảo quản này có thể giữ các loại thảo mộc, rau gia vị tươi ngon trong vòng 2 tuần.
3. Không bảo quản bí ngô với táo và lê.Bí ngô, bí đỏ thường có thể bảo quản được trong một thời gian rất dài, nhưng táo, lê và các loại trái cây mùa thu khác, không nên được bảo quản cùng với bí, bởi chúng sẽ khiến bí đổi màu vàng và nhanh hỏng hơn. Bí có thể được bảo quản trong khoảng từ 10 đến 13 độ C, tức là chỉ thấp hơn nhiệt độ phòng một chút, nhưng không cần thiết phải lạnh như ở trong tủ lạnh. Các trái bí to có thể bảo quản được trong 6 tháng, nhưng bạn nên chú ý tới các trái bí nhỏ, vì chúng chỉ thường bảo quản được trong 3 tháng mà thôi.
4. Các loại rau củ có thể cho vào trong túi.Các loại rau củ phát triển từ phần rễ của cây, ví dụ như cà rốt, khoai mỡ, củ cải đỏ và hành, là một số ví dụ về các loại rau củ giàu dinh dưỡng, chúng ta có thể ăn bởi chúng hấp thu hầu hết chất dinh dưỡng từ đất. Để bảo quản những loại rau củ này, hãy để chúng ở nơi thoáng mát, tối và ẩm. Lý tưởng nhất là để dưới hầm, nhưng không phải gia đình nào cũng có hầm để bảo quản chúng như vậy.Do vậy, cách tốt nhất là cho những loại rau củ này vào một chiếc túi nhựa, túi nilon, cùng với một tờ giấy và lưu trữ trong ngăn đựng rau quả trong tủ lạnh. Nếu bạn cứ quẳng những loại rau củ này vào tủ lạnh, kể cả đã bảo quản ở ngăn đựng rau, thì chúng cũng sẽ mềm hơn và hỏng rất nhanh.
5. Ngâm các loại quả mọng.Các loại quả mọng, ví dụ như trái cây họ dâu, là những loại trái cây có vị ngọt thanh và rất dễ ăn. Nhưng vấn đề là chúng lại rất dễ bị mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Nguyên nhân là do các bào tử nấm mốc bé xíu tồn tại trên các khe, kẽ rất nhỏ của những loại quả này mà chúng ta không thể rửa rạch được.Để bảo quản những loại quả mọng này, điều đầu tiên bạn cần nhớ đó là, chỉ rửa chúng trước khi ăn, còn nếu bạn chưa ăn, thì chưa cần phải rửa, bởi hơi ẩm từ nước sẽ là môi trường lý tưởng để nấm mốc phát triển. Còn nếu nhà bạn có cả một thùng việt quất, và bạn không thể ăn hết ngay trong vài ngày, thì làm thế nào để bảo quản?Hãy dành một chút thời gian, để ngâm lượng quả này trong một chậu nước, được pha với tỷ lệ 3 nước: 1 giấm. Hãy ngâm nhẹ nhàng, sau đó vớt ra để ráo nước. Giấm sẽ có tác dụng ngăn không cho các bào tử nấm phát triển.Nhưng bạn cũng cần lưu ý, những loại quả mọng thường không bảo quản được lâu nếu có hơi nước, do vậy, hãy chắc chắn rằng sau khi ngâm, bạn đã lau chúng thật khô: đặt quả ở trên một tấm khăn hoặc giấy để nước được thấm hết. Sau đó, bạn có thể bỏ các loại quả mọng vào một chiếc hộp đựng có lỗ thông gió, hoặc để mở hé nắp hộp trong trường hợp hộp không có lỗ thông gió.
6. Tách riêng táo và cam.Táo và cam có vẻ là đôi bạn thân, nhưng hai loại trái cây này không nên được bảo quản
cùng nhau trong tủ lạnh, lý do cũng giống như dưa chuột, đó là do khí ethylene. Do vậy, bạn nên bảo quản táo riêng ở một ngăn trong tủ lạnh, để có thể bảo quản được lâu hơn. Với cam, bạn nên cho vào túi lưới và để trong tủ lạnh, không bảo quản cùng táo. Túi lưới sẽ giúp không khí.
7. Tách riêng từng quả chuối.Để cả nải chuối trông sẽ đẹp mắt hơn, đặc biệt là trong những ngày Tết, nhưng vấn đề là nếu để cả nải, thì cả nải chuối sẽ chín cùng một lúc và bạn thì lại không thể ăn hết ngay cả nải chuối được. Giải pháp là, hãy chia nhỏ nải chuối ra. Tách ra vài quả chuối để bày lên đĩa hoa quả mà bạn sẽ ăn ngay, phần chuối còn lại bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để làm chậm quá trình chín.Nếu một vài quả chuối đã bắt đầu chín trứng cuốc, bạn có thể bóc vỏ và sử dụng những quả chuối này để làm kem chuối, hoặc làm mặt nạ chuối, cũng rất tốt cho làn da khô nẻ của bạn trong mùa đông.
8. Không để lẫn hành và khoai tây.Khoai tây rán và hành khô là sự phối hợp tuyệt vời, nhưng bạn không nên bảo quản chúng với nhau trước khi chế biến, vì hành có thể sẽ làm khoai tây nhanh bị hỏng hơn. Tốt nhất, bạn nên bảo quản khoai tây và bí ngô trong các loại thùng, sọt đan bằng sợi gai ở nơi thoáng mát và tối, để giữ bí và khoai tây tươi ngon. Bạn cũng có thể cho chúng vào túi nilon, nhưng hãy đảm bảo rằng chúng được đựng trong ngăn có ít độ ẩm, hoặc ở ngăn nước không thể ngưng tụ được, bởi hơi ẩm sẽ làm bí và khoai chín nhanh hơn. Về phía hành, bạn có thể bảo quản cùng tỏi ở nơi thoáng khí, và cố gắng giữ tỏi nguyên vỏ cho đến khi được sử dụng.
9. Trái bơ chín bảo quản cùng chuối.Theo một khảo sát đầu năm trên tạp chí Today's Dietitian, thì trái bơ là loại trái cây đứng thứ 2, trong danh sách 10 siêu
thực phẩm cho năm 2017. Vì trái bơ là một loại trái cây rất đắt tiền, do vậy việc bảo quản trái bơ đúng cách là một điều vô cùng quan trọng. Nếu trái bơ của bạn chưa chín lắm, bạn có thể bảo quản bơ cùng với chuối. Khí giải phóng ra từ chuối có thể sẽ giúp trái bơ của bạn nhanh chín hơn. Nếu bạn cần bảo quản bơ được lâu, bạn nên bảo quản bơ trong tủ lạnh, để làm chậm quá trình chín của trái bơ. Nếu bạn chỉ muốn cắt ra vài lát bơ mà không ăn cả quả, bạn có thể để phần còn lại của trái bơ cùng với hạt bơ còn nguyên, trong một chiếc hộp kín cùng với một miếng hành tây.
10. Không để cà chua trong tủ lạnh.Cà chua không những có màu sắc bắt mắt, mà cũng rất ngon và giàu dinh dưỡng nữa, nhưng nếu cà chua được bảo quản quá lâu trong tủ lạnh, thì sẽ bị mềm và vị sẽ bị nhạt hơn rất nhiều. Cà chua chỉ nên được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 đến 3 ngày, nhưng nếu bạn đã cắt miếng cà chua, hay bất cứ loại trái cây và rau xanh nào, thì bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu muốn bảo quản cà chua được lâu, bạn nên để cà chua ở nhiệt độ phòng, thì sẽ giữ được nhiều hương vị của cà chua hơn, ví dụ như để cà chua ở bàn bếp.
11. Để ngô ở ngăn lạnh, nhưng đừng lạnh quá.Cách tốt nhất để thưởng thức ngô tất nhiên là ăn ngay để có hương vị ngon nhất, tuy nhiên nếu bạn cần bảo quản ngô trong thời gian ngắn, thì bạn có thể để ngô trong tủ lạnh. Không nên để ngô trong túi nilon hoặc túi giấy. Nếu được, hãy để ngô lên các ngăn cánh của tủ lạnh, vì đó là nơi có nhiệt độ cao hơn một chút. Ngô sẽ bị khô và bị dính nhớt nếu để trong môi trường có nhiệt độ quá lạnh, bởi môi trường lạnh sẽ không có đủ độ ẩm để bảo quản phần nhân của hạt ngô.
Liên Hương - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam.