Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

13+ Cách Chữa Bệnh Viêm Nang Lông Tại Nhà Đơn Giản Dễ Thực Hiện

Hướng dẫn 13 cách trị viêm nang lông tại nhà cực dễ làm nhưng cho hiệu quả dứt điểm. Đơn giản nhất, bạn chỉ cần lấy nước muối pha loãng thoa lên khu vực viêm

sử dụng lá lốt, lá trầu không hay mỡ trăn là những cách trị viêm nang lông tại nhà dễ làm, an toàn với mọi đối tượng. đừng để căn bệnh này làm ảnh hưởng đến làn da mịn màng và sự tự tin của bạn. hãy bỏ túi ngay một số bí quýt chữa viêm nang lông đơn giản từ tự nhiên dưới đây để loại bỏ được bệnh dứt điểm.

Viêm nang lông ( hay còn gọi là viêm lỗ chân lông) là hiện tượng nhiễm trùng ảnh hưởng đến phần nông của da khiến chân lông có biểu hiện sưng đỏ, nổi cục và ngứa ngáy khó chịu. vi khuẩn staphylococcus aureus được xem là thủ phạm chủ yếu dẫn đến căn bệnh này. ngoài ra, việc mặc quần áo bó sát, cạo nhổ lông không đúng cách, da đổ nhiều mồ hôi và chất nhờn nhưng không được làm sạch thường xuyên cũng là những nguyên nhân thúc đẩy bệnh viêm nang lông phát triển.

Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến các vùng bắp chân, lưng, ngực, mặt hay hai bên cánh tay. Nếu không được điều trị tốt sẽ kéo dài dai dẳng và có xu hướng lây lan trên diện rộng. Điều này sẽ gây mất thẩm mỹ, tốn kém chi phí chạy chữa và có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị lở loét, nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

13 cách trị viêm nang lông tại nhà

Khi bị viêm nang lông, làn da bị tổn thương nên cực kỳ nhạy cảm. việc lựa chọn các phương pháp điều trị tại nhà cần cho hiệu quả nhanh nhưng cũng phải đáp ứng được tiêu chí an toàn, không gây kích ứng cho da. dưới đây là một số gợi ý hay cho bạn.

1. Điều trị viêm nang lông bằng cây lá lốt

Được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn nhưng ít ai biết rằng lá lốt lại là một vị Thu*c “đa năng” với nhiều công dụng trị bệnh, bao gồm cả bệnh viêm nang lông. không có gì ngạc nhiên khi lá lốt có được tác dụng này bởi trong thành phần của lá có chứa nhiều hoạt chất giảm đau, kháng khuẩn tự nhiên. thảo dược này khá an toàn và có thể dùng được cho cả những đối tượng có làn da nhạy cảm.

    Chuẩn bị: 100g lá lốt
  • Cách sử dụng:

Trước tiên, bạn đun sôi 1 lít nước rồi thả lá lốt vào. nấu thêm 5 phút nữa các chất trong lá lốt sẽ tiết hết ra nước khiến cho nước chuyển sang màu xanh nhạt. dùng nước thu được để lau rửa khu vực có nang lông bị viêm vào buổi sáng và tối mỗi ngày.

2. Cách chữa viêm nang lông tại nhà bằng rau ngót

Rau ngót nổi tiếng là thực phẩm có tính mát và chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, loại rau này còn giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố cho cơ thể, giảm hiện tượng viêm lỗ chân lông.

    Chuẩn bị: 1 bó rau ngót
  • Cách sử dụng:

Rau ngót đem nhặt lấy những lá tươi ngon, rửa với nước muối pha loãng cho sạch rồi sử dụng máy xay sinh tố xay nhuyễn với một ít nước. lọc bỏ bã, lấy nước cốt rau ngót thoa trực tiếp lên những vùng da bị viêm nang lông. lưu lại khoảng 20 phút rồi làm sạch lại da bằng nước ấm.

Áp dụng cách trị viêm nang lông tại nhà bằng rau ngót theo hướng dẫn ở trên đều đặn 2 – 3 lần trong tuần giúp chống sưng viêm, ngăn ngừa các cơn ngứa ngáy khó chịu.

3. Bí quyết trị viêm nang lông tại nhà bằng nha đam

Nha đam có nhiều công dụng làm đẹp nên được chị em phụ nữ rất ưa chuộng. Phân tích thành phần của gel nha đam, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy nhiều hợp chất quý như axit salicylic, Magnesium lactate. Những chất này giúp đẩy lùi tình trạng viêm chân lông bằng cách sát khuẩn, giảm ngứa, tiêu viêm. Đồng thời, chúng cũng có tác dụng tích cực trong việc cải thiện sắc tố da, ngăn ngừa hình thành sẹo và vết thâm sau điều trị.

    Chuẩn bị: 1 bẹ nha đam
  • Cách sử dụng:

Dùng dao bào gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài lá nha đam, lấy ruột rửa với nước muối pha loãng cho bớp nhớt. Sau đó, tiến hành cắt ruột nha đam thành những lát mỏng đắp lên chỗ da cần điều trị. Nằm yên nghỉ ngơi để nha đam không bị rơi ra khỏi da và cố gắng giữ mặt nạ khoảng 20 phút trước khi vệ sinh lại da với nước mát.

** Lưu ý: Nha đam có tính tẩy mạnh nên không thích hợp với những người có làn da nhạy cảm. Bạn cần gọt sạch hết lớp vỏ bên ngoài trước khi sử dụng vì các chất trong vỏ có thể gây cảm giác ngứa châm chích trên da.

4. Cách điều trị viêm nang lông bằng trà xanh

Trà xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm trú ẩn trong các nang lông nhờ chứa hàm lượng egcg dồi dào. chất này hoạt động bằng cách chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong nang lông khỏi tác hại của vi khuẩn, ánh nắng mặt trời và các gốc tự do.

Ngoài ra, các vitamin a, b, c, flavonol, kali và fluor được tìm thấy trong lá trà còn giúp làm sạch tế bào ch*t trên da, kích thích sản sinh collagen làm săn chắc da, tạo điều kiện cho tổn thương trong nang lông nhanh được chữa lành.

    Chuẩn bị: Lá trà xanh còn tươi dùng 500g
  • Cách sử dụng:

Rửa lá trà dưới vòi nước cho sạch bụi bẩn rồi đem ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút. Vớt lá trà ra cho ráo rồi vò nát. Cho lá trà vào ấm chế nước sôi vào ủ khoảng 10 phút hoặc có thể nấu sẵn một nồi nước sôi rổi thả lá trà vào đun thêm vài phút nữa là được.

Để trị viêm lỗ chân lông, bạn lấy nước lá trà ngâm và rửa khu vực bị viêm. kết hợp dùng bã xát nhẹ lên da để làm sạch chất nhờn và bụi bẩn tồn đọng trong lỗ chân lông, giúp các dưỡng chất có khả năng thấm sâu vào bên trong.

5. Mẹo chữa viêm nang lông cực dễ từ lá trầu không

Lá trầu không cũng được nhiều người sử dụng để trị viêm nang lông, viêm chân lông tại nhà. trong thành phần của lá chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu là các chất như havibetol, tanin, methyl eugenol hay chavicol… những chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, tiêu sưng tuyệt vời. chúng thể hiện khả năng ức chế rõ rệt đối với nhiều chủng vi khuẩn, virus và nấm gây hại trên da.

    Chuẩn bị: 5 cái lá trầu loại bánh tẻ chưa quá già, vài hạt muối ăn
  • Cách sử dụng:

Giã nát lá trầu không cùng với muối ăn rồi bọc vào trong một cái khăn sữa hay miếng vải mỏng. Nhẹ nhàng lấy bọc lá xát lên khu vực da bị tổn thương. Vệ sinh lại da với nước sạch sau khoảng 15 phút. Áp dụng cách ngày để các triệu chứng viêm lỗ chân lông không gây khó chịu cho bạn.

6. Trị viêm nang lông tại nhà bằng cám gạo

Các thành phần protein, vitamin nhóm b, e, niacin, biotin được tìm thấy trong cám gạo chính là vũ khí tuyệt vời để chống lại tình trạng viêm nang lông tại nhà. ngoài tác dụng làm sạch vi khuẩn và các chất cặn bã tích tụ trong lỗ chân lông, những dưỡng chất trên còn kích thích sản sinh tế bào mới giúp tổn thương nhanh được tái tạo mà không để lại dấu tích mất thẩm mỹ trên da.

    Chuẩn bị: Cám gạo, sữa tươi không đường lượng phù hợp với diện tích da bị viêm chân lông
  • Cách sử dụng:

Trộn cám gạo với một lượng sữa tươi vừa đủ để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Rửa sạch vùng da cần điều trị với nước, lau khô rồi đắp mặt nạ vừa chế lên da và mát xa nhẹ nhàng. Để từ 20 – 30 phút cho các chất trong cám gạo phát huy tác dụng rồi hãy rửa lại da cho sạch.

7. Khắc phục bệnh viêm nang lông tại nhà bằng tinh dầu

Để điều trị viêm nang lông, không nhất thiết phải dùng Thu*c tây. một số loại tinh dầu dưới đây cũng có hiệu quả không thua kém nhưng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da.

    Dầu dừa:

Loại dầu này bổ sung hàm lượng vitamin E dồi dào giúp cân bằng độ ẩm trên da, làm dịu kích ứng, kháng khuẩn, giảm ngứa, kích thích tái tạo tế bào mới thay thế cho những tế bào đã bị tổn thương.

Bạn chỉ cần lấy dầu dừa thoa một lớp mỏng lên những chỗ da bị viêm nang lông mỗi ngày 1 lần. hoặc kết hợp dầu dừa với mật ong và nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1:1, trộn đều rồi bôi lên da mỗi tuần 3 lần.

    Tinh dầu hương thảo

Khi sử dụng trên vùng da bị bệnh, tinh dầu hương thảo sẽ giúp loại bỏ sạch tế bào ch*t gây bít tắc lỗ chân lông, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại, đồng thời thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng để tổn thương trong các nang lông nhanh được chữa lành.

Mỗi ngày 1 lần, bạn lấy lượng tinh dầu hương thảo vừa đủ thoa lên chỗ nang lông bị viêm sau khi đã làm sạch da. kết hợp mát xa theo chuyển động tròn 20 phút.

    Dầu ô liu:

Loại tinh dầu này bổ sung các axit béo omega 3 giúp kháng khuẩn, tiêu viêm. đều đặn thoa dầu ô liu mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp các nang lông nhanh hết viêm và không gây ngứa ngáy khó chịu.

8. Chữa viêm nang lông bằng bã cà phê

Theo nghiên cứu, bã cà phê có chứa một số hoạt chất có tác dụng tương tư như than hoạt tính. chúng giúp nhẹ nhàng đánh bay các tế bào ch*t trên da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng và nhanh hết viêm. sử dụng bã cà phê chữa viêm nang lông cũng đồng thời có công dụng ngăn ngừa thâm da, làm vùng da bị bệnh sáng đều màu so với các khu vực khác.

    Chuẩn bị: 4 thìa bã cà phê, 3 thìa sữa chua không đường
  • Cách sử dụng:

Trộn hai nguyên liệu đã chuẩn bị với nhau cho đều. thoa lên chỗ da bị viêm nang lông rồi dùng các đầu ngón tay xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ vài phút. sau đó nghỉ ngơi chờ ít nhất 20 phút sau mới làm sạch lại da. chăm chỉ thực hiện cách trị viêm nang lông tại nhà theo cách này mỗi ngày 1 lần để làn da nhanh phục hồi.

9. Sử dụng mỡ trăn trị viêm nang lông

Thành phần axit béo không bão hòa trong mỡ trăn cùng các hoạt chất quý như steroid, omega 3 hoạt động như một phương Thu*c kháng viêm tự nhiên. Chúng giúp đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng nang lông, đồng thời tăng cường bổ sung tinh chất dưỡng ẩm làm dịu cơn ngứa, giúp làn da trở nên mềm mại hơn.

    Chuẩn bị: Mỡ trăn nguyên chất
  • Cách sử dụng:

Làm sạch và thấm khô vùng da bị tổn thương. Sau đó lấy một lượng mỡ trăn vừa đủ thoa một lớp mỏng phủ kín bề mặt da. Áp dụng theo cách tương tự mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ cho đến khi da được chữa lành hoàn toàn. Khi thoa mỡ trăn có thể để khoảng 30 phút hoặc giữ qua đêm, sáng hôm sau lấy nước ấm rửa lại sẽ dễ dàng làm sạch được mỡ trăn.

10. Bài Thu*c trị viêm nang lông bằng rượu ngâm gừng nghệ

Đặc tính sát khuẩn, giảm đau của nghệ kết hợp với khả năng chống oxy hóa, kích thích tái tạo da của nghệ sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị viêm nang lông tại nhà. nếu thường xuyên gặp phải vấn đề da liễu này, bạn nên ngâm sẵn một bình rượu gừng nghệ để sử dụng ngay khi cần thiết.

    Chuẩn bị: 1/2 kg gừng, 1kg nghệ tươi, 2 lít rượu trắng
  • Cách sử dụng:

Đem gừng và nghệ rửa sạch, để cho vỏ khô nước hoàn toàn rồi cho vào cối giã nát. Bỏ 2 nguyên liệu trên vào hũ sạch và đổ rượu vào ngâm. Đậy nắp bình lại, để vào nơi thoáng mát 2 tháng rượu sẽ chuyển sang màu vàng, có mùi thơm đặc trưng của nghệ và gừng.

Cách điều trị viêm nang lông bằng rượu gừng nghệ rất đơn giản. bạn có thể lấy một ít rượu thoa trực tiếp lên da hoặc thêm 3 muỗng rượu vào trong bồn nước tắm và ngâm mình vào trong đó. kiên trì thực hiện mỗi ngày, sau khoảng một tuần sẽ bắt đầu thấy có tiến triển khả quan.

11. Dùng muối chữa viêm nang lông

Với đặc tính kháng khuẩn cực mạnh, muối được sử dụng để điều trị hầu hết các nhiễm trùng ngoài da, bệnh viêm lỗ chân lông cũng không ngoại lệ. bên cạnh khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm chân lông, muối còn có tác dụng tẩy sạch tế bào ch*t và thúc đẩy lưu thông máu dưới da đem dưỡng chất đến cung cấp cho các nang lông bị viêm nhanh được tái tạo.

    Chuẩn bị: 1 thìa cà phê muối ăn hoặc muối biển
  • Cách sử dụng:

Hòa tan muối trong 500ml nước. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, dùng bông gòn thấm nước muối thoa chỗ da cần điều trị. Để khoảng 10 phút sau có thể tắm lại với nước sạch.

Với cách trị viêm nang lông tại nhà bằng muối, bạn nên áp dụng hàng ngày để nhanh thấy được kết quả.

12. Cách điều trị viêm nang lông bằng giấm táo

Giấm táo chứa acid được sản sinh trong quá trình lên men tự nhiên. Thành phần này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn nằm ẩn trú sâu bên trong lỗ chân lông, giảm sưng và ngăn không cho tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang các vùng da lành xung quanh.

    Chuẩn bị: 5 thìa cà phê giấm táo, 100ml nước ấm
  • Cách sử dụng:

Đổ giấm táo và nước ấm vào trong một cái tô sạch.sau đó nhúng khăn vào trong hỗn hợp này rồi đắp lên khu vực da bị tổn thương. cứ sau 5 phút bạn hãy lấy khăn nhúng lại nước rồi tiếp tục đắp thêm khoảng 4 lần như vậy. mỗi tuần thực hiện 3 lần để các triệu chứng chấm dứt hẳn.

13. Trị viêm nang lông từ bên trong bằng các thực phẩm có tính kháng viêm tự nhiên

Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các thực phẩm chứa chất kháng viêm tự nhiên không chỉ giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật trong cơ thể mà còn hỗ trợ đẩy lùi tình trạng viêm nang lông từ bên trong. dưới đây là danh sách các thực phẩm bạn không nên bỏ qua:

    Rau lá màu xanh đậm: Chẳng hạn như súp lơ xanh, rau bina, cải xanh hay rau cải xoong… Chúng có đặc tính kháng viêm nhờ sở hữu hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Sử dụng chúng để nấu canh, luộc hay ép nước uống là những cách giúp bạn tận dụng được những lợi ích tốt nhất từ rau xanh.
  • Quả mọng: Bao gồm dâu tây, việt quất hay mâm xôi. Chúng chứa nhiều flavonoid, vitamin C và resveratrol – những chất có khả năng kháng viêm, giảm thiệt hại cho các tế bào và cải thiện hệ miễn dịch.
  • Gừng, nghệ: Những gia vị này không chỉ được dùng trị viêm nang lông ngoài da mà bạn còn tận hưởng được nhiều lợi ích hơn nữa khi thêm chúng vào trong các món ăn hàng ngày.
  • Thực phẩm chứa nhiều omega 3: Như cá béo, các loại hạt hay dầu thực vật. Chúng cung cấp hàm lượng omega 3 dồi dào có tác dụng kháng viêm mạnh. Nếu đang bị viêm lỗ chân lông thì bạn nên thường xuyên sử dụng trong thực đơn.

Ngoài ra, để việc điều trị viêm nang lông tại nhà nhanh có kết quả tốt bạn nên uống nhiều nước; vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm hoặc xà phòng dịu nhẹ; hạn chế cào gãi hoặc tự ý nặn nhọt. đồng thời tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các Thu*c kháng sinh dạng bôi ngoài da có tác dụng tại chỗ để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng khỏe mạnh.

Bạn cần biết

    Viêm nang lông ở mặt – Cách điều trị và phòng ngừa
  • Viêm nang lông ở V*ng k*n: Căn bệnh khiến nhiều chị em khó chịu
  • Viêm nang lông có lây cho người khác không?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-tri-viem-nang-long-tai-nha)

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY