Tin y tế hôm nay

Tin y tế

18 y bác sĩ viết đơn tình nguyện vào “tâm dịch” Covid-19 chăm sóc bệnh nhân

Dân trí Tập thể các y bác sĩ thuộc khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Thần kinh sọ não, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đã ký vào đơn tình nguyện xin vào “tâm dịch” Covid-19 chăm sóc bệnh nhân. Tự làm mặt nạ che giọt bắn siêu rẻ cho y bác sĩ tuyến đầu chống Covid-19 Hàng trăm SV tình nguyện góp sức vào chiến dịch phòng, chống dịch Covid-19

Theo đó, 18 y bác sĩ với tuổi đời còn rất trẻ đã đồng lòng ký tên trong Đơn tình nguyện tham gia công tác phòng, chống Covid-19 gửi Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế với những lời lẽ tràn đầy nhiệt huyết, sự cống hiến cho tuyến đầu chống dịch Covid.

“Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên thế giới cũng như ở nước ta. Cả nước đang chung sức phòng chống dịch, ở tuyến đầu là các chiến sĩ bộ đội, công an và nhân viên y tế.

Tự hào là chiến sỹ áo trắng, chúng tôi nhận thức được trách nhiệm, vai trò tiên phong của mình trong giai đoạn khó khăn này. Vì vậy, chúng tôi đồng lòng, tự nguyện viết đơn này kính trình Ban giám đốc cho phép chúng tôi tham gia trực tiếp trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân bị Covid-19 tại bệnh viện hoặc những nơi khác” – nội dung cảm động của lá đơn.

Hiện tại, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 là nơi chữa trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại Thừa Thiên Huế và  miền Trung. Ở đây đang điều trị 2 ca mắc Covid-19 phát hiện tại TP Huế và 2 ca từ tỉnh Quảng Nam (toàn bộ đều là khách du lịch quốc tịch Anh) chuyển ra.

Với đội ngũ hàng chục người gồm y bác sĩ được chia làm nhiều ca có trình độ chuyên môn cao về dịch tễ và các bệnh liên quan, y bác sĩ tại khu cách ly còn phải có ngoại ngữ tốt để giao tiếp với các bệnh nhân đều là người Anh này.

“Mặc dù công tác chống dịch nơi tuyến đầu tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm về sự lây nhiễm, nhưng có không ít bác sĩ ở bệnh viện tình nguyện ký vào đơn xin được vào nơi “tiền tuyến” để chống dịch, hỗ trợ đồng nghiệp. Những lá đơn tình nguyện là sự hỗ trợ tinh thần, là động lực để tập thể y bác sỹ tuyến đầu nỗ lực cố cứu chữa người bệnh mắc Covid-19”, TS.BS. Nguyễn Thanh  Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho hay.

Cũng vào ngày 21/3 vừa qua, 160 trên tổng số hơn 340 sinh viên năm 5, năm 6 của trường Đại học Y Dược, Đại học Huế đã viết đơn tình nguyện và ra quân cùng tham gia với các lực lượng công an, bộ đội, y tế tham gia chiến dịch phòng chống Covid-19 tại các cửa ngõ tỉnh Thừa Thiên Huế. Với 5 chốt chặn tại tỉnh, các em làm nhiệm vụ đo thân nhiệt, hướng dẫn tờ khai y tế hành khách, người dân đi trên các phương tiện ngoại tỉnh vào ra Huế… Trong thời gian tới, các em sẽ được hướng dẫn các công việc y tế tại các điểm cách ly trên địa bàn.

Đại Dương

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/18-y-bac-si-viet-don-tinh-nguyen-vao-tam-dich-covid-19-cham-soc-benh-nhan-20200325155031497.htm)

Tin cùng nội dung

  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY