Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

2 bước khử khuẩn đơn giản biến nước bẩn thành nước sạch trong vắt

Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân. Bộ Y tế đã có hướng dẫn làm sạch nước để đảm bảo người dân có nguồn nước sạch sử dụng.

Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật ch*t,… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ.

Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.

Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh.

Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông,…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn,…

Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản sau đây:

Bước 1: Làm trong nước

- Bằng phèn chua:

+ Chuẩn bị phèn chua: Cứ 20 lít nước sử dụng 1g phèn chua.

+ hòa tan 1g phèn chua vào một gáo nước (khoảng 500ml).

+ đổ gáo nước đã hòa tan phèn chua vào xô đựng 20 lít nước cần xử lý, khuấy đều.

+ Chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng xuống đáy xô, gạn lấy nước trong đổ vào một xô sạch khác để khử trùng.

- Bằng vải (nếu không có phèn chua):

Dùng vải sạch để lọc, giữ lại cặn bẩn. Loại bỏ cặn bẩn trên vải sau mỗi lần lọc. Lọc đi lọc lại vài lần đến khi nước trong.

Dùng phèn chua để làm sạch nước là 1 cách làm phổ biến, thông dụng và hiệu quả cao.

Bước 2: Khử trùng nước

Nước đã làm trong có thể được khử trùng bằng một trong hai cách sau:

- Bằng hóa chất:

+ Chuẩn bị hóa chất:

Viên cloramin b 0,25g: khử trùng cho 25 lít nước đã được làm trong.

Hoặc viên aquatabs (67 mg): khử trùng cho 20 lít nước đã được làm trong.

+ Khử trùng:

Cloramin B 0,25g: Cho 01 viên vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

Aquatabs 67mg: Cho 1 viên vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.

- Bằng cách đun sôi: Nước phải được đun sôi ít nhất 1 phút kể từ lúc nước bắt đầu sôi.

- Bằng thiết bị lọc: Sử dụng thiết bị lọc nước đảm bảo chất lượng để lọc nước đã được làm trong.

Bộ y tế cũng lưu ý, nước đã được làm trong và khử trùng có thể sử dụng cho các mục đích nấu ăn, sinh hoạt. nếu uống trực tiếp vẫn phải đun sôi trước khi uống.

Ai cũng nghĩ bồn cầu là thứ bẩn nhất trong nhà nhưng 5 vật dụng này mới là “ổ vi khuẩn” đầy rẫy mầm bệnh nếu không vệ sinh thường xuyên

Đừng tưởng chỉ mỗi nhà vệ sinh hay bồn cầu mới là thứ đại bẩn, ngay đến cả những vật dụng bạn dùng hàng ngày vẫn có thể chứa đầy vi khuẩn nếu không vệ sinh định kỳ.

Xem thêm >>

Theo V.Linh/Gia đình mới

https://www.giadinhmoi.vn/2-buoc-khu-khuan-don-gian-lam-nuoc-sach-trong-vat-d49413.html

Theo Gia đình mới

Link bài gốc

https://www.giadinhmoi.vn/2-buoc-khu-khuan-don-gian-lam-nuoc-sach-trong-vat-d49413.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-gia-dinh-27/2-buoc-khu-khuan-don-gian-bien-nuoc-ban-thanh-nuoc-sach-trong-vat-385101)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ.
  • Không ai muốn bị ngộ độc thực phẩm, nhất là sau bữa cơm ngày tết. Vì thế hãy trang bị cho mình những vũ khí đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa chuyện xấu xảy ra.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Một người bà con chỉ cho cách lấy phèn chua bỏ vô trái dứa, sau đó nướng chín, xay nhỏ, lọc lấy nước uống hai lần vào buổi tối và sáng sau khi ngủ dậy sẽ làm tan sỏi.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY