Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

2 Định Luật của Vũ trụ và 8 Điều tai hại khi gần kẻ ác

Vì vậy người ta nên học để hiểu rõ thái độ và cách cư xử của người ác cho rõ ràng để tránh xa.

Trong vũ trụ này, tồn tại 2 thứ định luật không bị thay đổi hay tác động bởi những thứ khác, đó là luật hấp dẫn và luật nhân quả. có thể hầu hết chỉ có những người làm kinh doanh hoặc những người học đạo mới tin sâu vào 2 thứ định luật này. nhiều người cho rằng luật nhân quả là của đạo phật, nhưng điều đó không đúng, vì nó vốn dĩ là thứ quy luật có sẵn trong tạo hóa, chúng ta chỉ khám phá ra nó chứ không sáng tạo ra nó, vốn dĩ nó luôn ở đó, bất biến và thường hằng.

1. LUẬT HẤP DẪN
– Cái gì giống nhau → hút nhau
– Cùng tần số nào → hút tần số đấy
– Mây tầng nào → bay tầng đó
► Không có điều gì tự nhiên xảy ra trong cuộc sống. Nếu ta có trường năng lượng tốt thì sẽ hút được những điều tốt đẹp.

2. LUẬT NHÂN QUẢ
– Ta muốn giàu sang → gieo hạt hào phóng.
– Muốn nhận tình yêu thương → gieo hạt yêu thương.
– Để nhận quả sức khỏe → gieo hạt sự sống.
► Gieo nhân gì gặt quả ấy

Trên thế gian này có nhiều giống người, chỉ khác nhau ở màu da, phong tục, tiếng nói, nhưng chung qui có thể chia ra hai hạng người là:

1. Bāla là ác; 2. Pandita là thiện trí thức.

Phật dạy chúng sanh cần phải học để biết người ác đặng lánh xa, vì khi ta thân cận với người ác rồi, thì không thể nào chạy khỏi điều khổ sở trong ác đạo.

Vì vậy người ta nên học để hiểu rõ thái độ và cách cư xử của người ác cho rõ ràng để tránh xa. Trước hết ta phải học cho biết rõ thái độ người ác. Người ác cũng như chúng ta, nghĩa là không có gì khác chúng ta về thể chất. Người ác không phải chỉ là hạng người côn đồ cướp bóc, hay nghèo khó, thất học hoặc bịnh tật, mà có khi họ lại là người cao sang, quyền quí, học thức, thượng lưu trong các giai cấp xã hội đều có người ác.

Đây tôi xin nhắc lại tích xưa về tiền thân của Đức Phật Thích Ca trong bộ Túc sanh truyênn để quí vị dễ nhận thức. Lúc quá khứ có một vị trưởng giả ở thành (Ba La Nại) tên

là Akitta. Sau khi cha mẹ quá vãng, ông nhận thấy đời là vô thường, khổ não, vô ngã và quan niệm được rằng sau khi dứt ba tấc hơi thì mọi vật ở đời mình đã có đều không đem theo được một vật nào, mà chính thân hình mình cũng không đem theo được. Vì vậy nên ngài mới bố thí hết của cải của ngài, không biết số lượng bao nhiêu mà kể. Rồi ngài xuất gia làm đạo sĩ ở trong rừng Tuyết Lãnh.

Ngài hành theo hạnh tri túc. Ngài chỉ ăn lá cây và trái cây rụng ở gần bên ngài thôi. Pháp hành cao thượng của ngài như thế làm cho nóng đến Đức Đế Thích. Khi ấy, Thiên vương Đế Thích mới hiện xuống và nói với ngài: “Bạch Đại đức, tôi lấy làm trong sạch với hạnh tri túc của ngài. Vì vậy tôi mới đến đây và xin hứa với ngài rằng: ngài mong ước điều gì, tôi xin vui lòng giúp ngài đạt thành như ý”.

Vị đạo sĩ ấy đáp rằng: “Tâu Đại vương, lời hứa của ngài thật là quí giá, nhưng sự mong ước của bần đạo không có gì khó”.

Thiên vương nói: “Trẫm biết rồi, chính Đại đức thọ thực lá và trái cây rụng gần bên ngài thôi”.

Đạo sĩ nói: “Tâu Đại vương, hiện giờ lá và trái cây ấy vẫn còn. Nếu Đại vương có lòng từ bi ban bố hạnh phúc cho bần đạo, thì bần đạo có một điều rất mong muốn là...”

Đức Đế Thích nói: “Đại đức cứ thật tình bảo cho tôi biết, tôi hết lòng giúp đỡ ngài, Thu*c men hay là y phục chi chi, xin ngài cứ bảo”.

Đạo sĩ nói: “Tâu Đại vương, bần đạo không cần những thứ ấy”.

Đức Đế Thích nóng lòng hỏi: “Vậy vật chi, bạch Đại đức”.

Vị đạo sĩ nói: “Điều cần thiết nhất là xin cho tôi đừng gặp kẻ ác, không bao giờ làm công chuyện gì có kẻ ác nhúng tay vào”.

Đức Đế Thích hỏi: “Đại đức ghét kẻ ác đến thế à?”

Vị đạo sĩ nói: “Chẳng những thế, xin cho tâm của bần đạo không ưa thích và xu hướng theo kẻ ác”.

Đức Đế Thích nói: “Vậy lời thỉnh cầu của ngài là không bao giờ muốn gặp, mặc dù là tin tức của kẻ ác ngài cũng xin đừng nghe đến”.

Vị đạo sĩ đáp: “Phải, đúng như vậy”.

Đức Đế Thích hỏi: “Bạch ngài, ngài có thể cho tôi biết người ác đã từng làm gì đối với ngài?”

Đạo sĩ nói: “Tâu Đại vương, xin Đại vương đừng bắt buộc tôi nói chuyện đã qua của kẻ ác đã làm. Nhưng bần đạo xin nói sơ lược hành động của người ác là:

- Kẻ ác hằng rủ người làm điều sai lầm;

- Kẻ ác làm những chuyện không phải phận sự của chúng.

- Kẻ ác thường nhận thức sai lầm, cho quấy là phải.

- Kẻ ác, mặc dầu chúng ta nói sự chân thật, lời hay lẽ phải, họ cũng không nhận thức, mà còn hờn giận chuốc oán, gây thù.

- Kẻ ác không chịu hành theo lẽ phải, nghĩa là không theo luật lệ của chánh phủ. Người ác thường hay có những điều xấu xa như thế nên bần đạo nguyện lánh xa.

Dưới đây tôi giải 5 loại hành động của người ác theo quan niệm của vị đạo sĩ ấy.

Trích 38 Pháp Hạnh Phúc

Mahā Thong Kham Medhivongs

Bởi 5 loại hành động của người ác mà chúng ta phải luôn ghi nhớ 8 điều tai hại khi ở gần kẻ ác
1. Làm mất lợi ích kiếp này và vị lai của mình và người thân của mình.
2. Thân, khẩu, ý của mình bị nhơ đục.
3. Làm cho tên tuổi xấu xa, hay càng ngày càng lu mờ đi, trong xã hội không ai nhắc tới.
4. Đức trí thức và tất cả ai ai cũng ghê tởm như một món đồ bẩn thiểu.
5. Ai ai cũng cố xa lánh không dám gần và kinh sợ như sợ một tai họa, nói theo ngôn ngữ chiến tranh bây giờ, thì sợ một quả bom nổ chậm.
6. Kẻ ác tâm không được sáng suốt để phán đoán điều phải lẽ quấy, tâm không có an lạc.
7. Kẻ ác làm cho danh tiếng trong họ hàng bị lu mờ hay là bị người đời xóa bỏ đi.
8. Kẻ ác sau khi ch*t, sanh vào bốn đường ác đạo.
Vì vậy chúng ta không đến gần kẻ ác, mà phải hành theo những điều sau đây:
1- Không đến gần kẻ ác.
2- Không ngồi gần kẻ ác.
3- Không nghe kẻ ác.
4- Không chơi với kẻ ác.
5- Cố càng xa kẻ ác càng hay.
6- Cố tâm trì giới, bố thí, tham thiền.


Tác giả: Bảo Châu

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/2-dinh-luat-cua-vu-tru-va-8-dieu-tai-hai-khi-gan-ke-ac.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY