Xuất phát từ tầm quan trọng của việc “Xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng - Evidence-Based for Health Policy Making” được ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới, Viện CLCSYT được thành lập nhằm thực hiện sứ mệnh cung cấp bằng chứng cho việc hoạch định chính sách phát triển hệ thống y tế ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kể từ khi thành lập, Viện CLCSYT đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành vượt bậc trên mọi phương diện từ mô hình tổ chức, nhân lực đến điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng những đóng góp trong phát triển chiến lược, chính sách về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tổ chức tiền thân đầu tiên của viện clcsyt là trung tâm nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực được thành lập năm 1986. sứ mệnh của trung tâm là nghiên cứu đổi mới ngành bắt đầu từ đổi mới đào tạo cán bộ y tế. trung tâm không có biên chế, chỉ có khoảng 10 cán bộ kiêm nhiệm được điều động đến từ một số đơn vị trong ngành cũng như không được phân bổ kinh phí hoạt động, dựa hoàn toàn vào nguồn lực huy động từ các dự án viện trợ quốc tế.
Đến năm 1990, trước những đòi hỏi về đổi mới hệ thống trên thế giới cũng như ở việt nam; trung tâm nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ đã được đổi tên và nâng tầm thành trung tâm nhân lực trực thuộc bộ theo phương châm đổi mới hệ thống bắt đầu từ đổi mới nhân lực y tế.
Năm 1996, trung tâm nhân lực được đổi tên thành trung tâm xã hội học y tế. sự ra đời của trung tâm xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống phải gắn liền với từng bối cảnh xã hội cụ thể do vậy không chỉ đơn thuần dựa theo phương pháp tiếp cận của các ngành khoa học y, dược, công cộng mà cần phải có cách tiếp cận liên ngành với việc vận dụng tri thức của các ngành khoa học xã hội nhân văn, trước hết là xã hội học.
Từ năm 1998, viện clcsyt được thành lập. viện có ba chức năng nhiệm vụ chính là: nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho xây dựng y tế; tư vấn, phản biện về xây dựng chiến lược và y tế; đào tạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và hệ thống y tế. thời kỳ này viện được giao 60 chỉ tiêu biên chế với cơ sở hạ tầng khang trang, đủ điều kiện để thực hiện chức năng nghiên cứu cũng như đào tạo về nghiên cứu và hệ thống y tế.
Trong 20 năm, viện đã có nhiều đóng góp trong cung cấp bằng chứng cho xây dựng của ngành y tế và đã được bộ y tế cũng như chính phủ ghi nhận. viện đã thực hiện được khoảng 260 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có 3 đề tài cấp nhà nước (1 đề tài phối hợp với cục quân y, bộ quốc phòng được trao tặng giải thưởng hồ chí minh); 55 đề tài cấp bộ và tương đương, 46 đề tài cấp cơ sở thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo bộ y tế, 51 đề tài hợp tác với các vụ/cục của bộ y tế, 73 đề tài hợp tác quốc tế, 16 đề tài nghiên cứu đánh giá nhanh trực tiếp cung cấp bằng chứng cho các cơ quan hoạch định chính sách...
Viện cũng đã cung cấp bằng chứng cho việc ban hành hơn 10 văn bản chỉ đạo của đảng, 11 luật của quốc hội và hàng chục văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ, của ngành về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. cụ thể như: nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho việc hoàn thiện chủ trương, đường lối của đảng về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nghiên cứu cung cấp các bằng chứng nhằm hoàn thiện các của ngành y tế; đánh giá tác động dự thảo luật trước khi trình quốc hội phê duyệt: dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh, 2009; dự thảo luật an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, viện đã chủ động, tích cực phát huy vai trò tư vấn, tham mưu với bộ y tế, chính phủ, ban tuyên giáo tw và quốc hội trong xây dựng phát triển hệ thống y tế thông qua việc tổ chức các hội thảo tư vấn chính sách, diễn đàn đối thoại chính sách. một số lĩnh vực quan trọng của hệ thống y tế đã được viện chú trọng nghiên cứu, tư vấn và tham mưu cho lãnh đạo bộ y tế, lãnh đạo các cơ quan hữu quan của đảng và nhà nước trong thời gian qua, bao gồm: kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu, tài chính cho y tế, xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đánh giá công nghệ y tế trong lựa chọn dịch vụ kỹ thuật và Thu*c do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, các giải pháp tăng cường kỹ năng giao tiếp của nhân viên y tế và người bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh, các giải pháp tăng sự hài lòng của người bệnh tại các cơ sở y tế... viện cũng đã viết nhiều báo cáo để tư vấn cho lãnh đạo bộ và chính phủ về kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới hệ thống y tế, phát triển y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu, mô hình đào tạo bác sĩ trên thế giới...
Có được những kết quả đáng ghi nhận như ngày hôm nay là nhờ sự chung sức của nhiều thế hệ lãnh đạo cùng tinh thần đoàn kết, đồng lòng của tập thể Đảng ủy, Ban lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể cũng như của từng cá nhân trong toàn Viện qua các thời kỳ.
Những đóng góp của viện trong xây dựng chính sách của ngành y tế đã được bộ y tế và chính phủ ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu thi đua cao quý cho tập thể và cá nhân. năm 2011, một nhóm chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực hệ thống y tế đã triển khai đánh giá độc lập về sự đóng góp của các đơn vị nghiên cứu tại 6 quốc gia đang phát triển và kết quả của đánh giá đã cho thấy viện clcsyt là một trong những đơn vị nghiên cứu có tầm ảnh hưởng và có đóng góp hiệu quả nhất với sự phát triển chính sách của ngành y tế.
Có thể thấy, những chặng đường đã qua trong 20 năm xây dựng và của viện clcsyt luôn gắn liền với những dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới, phát triển, kiện toàn hệ thống y tế ở nước ta. sứ mệnh trong từng thời kỳ của viện luôn xuất phát từ những nhu cầu bức thiết của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong thực tiễn. toàn thể tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động viện clcsyt sẽ tiếp tục duy trì và phát huy những thành quả đã đạt được ngày hôm nay để phát triển viện một cách bền vững nhằm thực hiện được tầm nhìn của viện “là viện nghiên cứu hàng đầu ở việt nam và khu vực trong cung cấp bằng chứng, tư vấn, phản biện về chiến lược và chính sách y tế”.
Trần Thị Mai Oanh