Tin y tế hôm nay

Tin y tế

25 ca nghi nhiễm ở TP HCM

CDC TP HCM chiều 8/2 ghi nhận thêm một ca nghi nhiễm ở quận 9, nâng số ca nghi nhiễm trong ngày lên 25, trong quá trình truy vết người tiếp xúc 5 bệnh nhân Covid-19 tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Ngay khi có kết quả xét nghiệm, thành phố khẩn trương khoanh vùng nhanh, phong tỏa tạm thời các địa điểm liên quan đến ca nghi nhiễm, nhanh chóng truy vết các trường hợp tiếp xúc theo phương châm "lấy mẫu giám sát rộng, phong tỏa hẹp".

Hcdc khuyến cáo người dân thành phố cần bình tĩnh, tiếp cận các thông tin chính thức từ ngành y tế để ứng phó theo hướng dẫn. nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo 5k. chủ động khai báo y tế khi biết mình thuộc nhóm nguy cơ. hợp tác với ngành y tế khi nằm trong phạm vi phong tỏa.

Thành phố triển khai lấy mẫu giám sát hộ gia đình tại khu Mả Lạng, quận 1, ngay trong chiều 8/2.

Sáng 8/2, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) Nguyễn Trí Dũng thông báo 24 ca nghi nhiễm liên quan cụm dịch Tân Sơn Nhất, tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch thành phố.

Trong 24 trường hợp nghi nhiễm buổi sáng, có 5 ca "nghi nhiễm cao".

Cụ thể:

- 5 trường hợp nghi nhiễm ngụ tại quận Bình Thạnh, trong đó 3 ở phường 28, Thanh Đa và 2 ở phường 21, khu vực Thị Nghè.

- 5 trường hợp ở Gò Vấp, là F2 của "bệnh nhân 1979". Hiện, UBND quận Gò Vấp đã phong tỏa chung cư 44 Nguyễn Văn Dung, phường 6, với 304 căn hộ và 900 nhân khẩu; hẻm 251 Quang Trung, phường 10, có 100 nhà, 720 nhân khẩu.

- 7 trường hợp ở quận 12.

- 7 trường hợp ở quận Bình Tân, gồm 5 người ở khu nhà trọ tại phường Tân Tạo A, liên quan bệnh nhân sân bay Tân Sơn Nhất; 2 người ở phường Bình Hưng Hòa, liên quan Quán lẩu dê số 475 đường Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, Tân Phú. Hiện khu nhà trọ ở phường Tân Tạo A và khu nhà ở Bình Hưng Hòa đã được phong tỏa.

"25 người này đều đã được đưa vào Bệnh viện dã chiến Củ Chi", ông Dũng nói.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các quận, huyện có ca nghi nhiễm phong tỏa các khu vực liên quan, tập trung khoanh vùng, truy vết triệt để dập dịch.

Nhân viên trung tâm y tế quận 12 đến từng hộ dân trong khu phong tỏa ở phường Thạnh Lộc, quận 12, để đưa giấy khai báo y tế, sáng 8/2. Ảnh: Đình Văn.

Chùm ca nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất gồm "bệnh nhân 1979", 2002, 2003, 2004, 2005, tính đến sáng 8/2. Đây là 5 nhân viên sân làm việc chung một đội xếp dỡ, giám sát hàng hóa tại sân đỗ máy bay, không tiếp xúc hành khách. Các bệnh nhân này được phát hiện qua hoạt động giám sát chủ động toàn bộ nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, triển khai lấy mẫu từ ngày 30/1 đến ngày 6/2.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá TP HCM đáp ứng tình hình dịch hết sức nhanh chóng và kịp thời. Đối với đợt dịch lần này ở TP HCM, Bộ trưởng Long cho rằng cần lưu ý các ca lây nhiễm ở khu vực bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất là những ca có thể xuất hiện trước đây, có thể có thêm những trường hợp đã nhiễm.

"Hiện chưa xác định được điểm đầu của chùm lây nhiễm khu bốc xếp này tại Tân Sơn Nhất", Bộ trưởng nói.

Giao lưu của nhóm bốc xếp này chỉ gói gọn trong sân bay Tân Sơn Nhất, nên được giới chức y tế đánh giá là không lây nhiễm cho hành khách. Tuy nhiên sự giao lưu của nhóm này với cộng đồng bên ngoài là rất lớn. Do đó Bộ trưởng yêu cầu TP HCM phải nâng cao hơn một bước và mạnh hơn một mức, nhanh hơn, quyết liệt hơn, biện pháp truy vết, xét nghiệm thì mới kiểm soát được dịch bệnh.

Nhận định các ca nhiễm sẽ còn lan ra, Bộ trưởng Long đề nghị TP HCM xem xét thực hiện chỉ thị 16 mới kịp tiến độ khoanh vùng, dập được ổ dịch.

"Tùy TP HCM xem xét từng khu phố, từng quận để áp dụng chỉ thị 16 phù hợp", Bộ trưởng Long nói. Chỉ thị 16 yêu cầu cách ly xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, không tụ tập quá 2 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện.

Một thứ trưởng Bộ Y tế được cử làm thường trực hỗ trợ TP HCM cùng dập dịch. Các đơn vị của Bộ, đặc biệt Viện Pasteur TP HCM, được Bộ Y tế yêu cầu nâng công suất xét nghiệm tối đa và điều phối lấy mẫu.

Hữu Công - Lê Phương - Anh Thư

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/25-ca-nghi-nhiem-o-tp-hcm-4233279.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY