Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

27 ngày không ca mắc mới, Trưởng đại diện WHO nói về ca bệnh 251 đã Tu vong

Sáng 13/5, Bộ Y tế cho biết sang ngày thứ 27 Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. TS Kidong Park – Trưởng đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, qua rà soát toàn bộ quá trình nhập viện, điều trị của BN 251, WHO thấy rằng các chi tiết đưa ra hoàn toàn logic, chính xác.

Tin vui cho người trào ngược: Mới xuất hiện giải pháp đột phá!Tin tài trợ

Đến thời điểm này đã có 252 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện chiếm 88% ltổng số ca đang điều trị. Hiện còn 36 bệnh nhân đang điều trị tại 6 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.

Tính đến sáng ngày 13/5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 6 cơ sở y tế, hiện đã có 7 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 9 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. Hiện chỉ còn lại 20 bệnh nhân COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 12.634.

Về tình hình điều trị bệnh nhân nặng, hiện chỉ còn bệnh nhân 91 đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM vẫn đang nguy kịch, đã được chụp CT để đánh giá chức năng phổi, chiều ngày 12/5, hội đồng chuyên môn đã hội chẩn 3 miền Bắc- Trung-Nam tiếp tục để đánh giá khả năng ghép phổi. Tại điểm cầu Bệnh viện Chợ Rẫy, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì buổi hội chẩn.

Bệnh nhân 19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư chuyển trạng thái từ bệnh nhân nguy kịch sang nặng, hồi phục tốt, đã tự thở khí phòng.

Tại cuộc làm việc do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, liên quan đến ca bệnh số 251 đã điều trị khỏi COVID-19 Tu vong sau đó do bệnh xơ gan giai đoạn cuối, TS Kidong Park – Trưởng đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, cách đây vài ngày WHO cùng Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cùng các chuyên gia đã tham gia cuộc họp kỹ thuật tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19 nhằm thảo luận về cập nhật hướng dẫn quản lý COVID-19, chiến lược xét nghiệm và trường hợp Tu vong của bệnh nhân 251.

“Tại cuộc họp, chúng tôi đã cùng tiến hành rà soát toàn bộ quá trình nhập viện, điều trị của bệnh nhân 251. Xem xét rất kỹ trình tự thời gian, các xét nghiệm được thực hiện của bệnh nhân này, sau những lần liên tiếp âm tính, ra viện, rồi biểu hiện lâm sàng... Các chi tiết đưa ra hoàn toàn logic, không có lý do nào để cho rằng không chính xác”- TS Kidong Park nói.

Cũng theo Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, sự tin tưởng này là kết quả làm quá trình hợp tác, làm việc lâu dài của WHO, các chuyên gia quốc tế với ngành y tế, các phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu dự phòng, dịch tễ tại Việt Nam...

TS Kidong Park cũng nhấn mạnh, cá nhân ông cảm thấy an toàn khi sống và làm việc tại Việt Nam thời gian qua. Trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 cho đến nay, ông chưa về thăm gia đình lần nào.

Về trường hợp Tu vong tại Hà Nam vào rạng sáng 1/5, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân nam, 64 tuổi, quê ở Bình Lục, Hà Nam, đã được điều trị Khoa Tiêu hóa Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam từ ngày 20/3 với các bệnh xơ gan giai đoạn cuối, suy kiệt, bệnh gút nặng, cứng khớp, teo cơ. Ngày 7/4, xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư để điều trị COVID-19.

Sau thời gian điều trị đã 4 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 vào các ngày 10, 12, 15 và 17/4, bệnh nhân được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư xác định khỏi bệnh, không còn bị nhiễm COVID-19, tình trạng các bệnh lý khác ổn định, chuyển tuyến dưới để điều trị bệnh xơ gan từ ngày 17/4. Do tình trạng xơ gan giai đoạn cuối rất nặng, trước khi Tu vong bệnh nhân có biểu hiện hôn mê do suy giảm chức năng gan trầm trọng và rối loạn điện giải. Bệnh nhân Tu vong với chẩn đoán do xơ gan giai đoạn cuối.

Khi bệnh nhân Tu vong, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam đã tiến hành làm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả âm tính, bệnh nhân không có bất cứ triệu chứng nào của tổn thương phổi do COVID-19 gây ra. Ngày 4/5, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã họp với các chuyên gia đầu ngành và xác định trường hợp Tu vong này không phải do COVID-19.

Cho đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào Tu vong do COVID-19.

Thực phẩm 'tốt như thần dược' cho người bị đau nhức xương khớp

Để giảm đau xương khớp, nên thay đổi hoàn toàn chế độ ăn hàng ngày. Theo đó, bạn nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc, đặc biệt nên chú ý ăn những loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm đau xương khớp.

Rau ngót: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo rước họa vào thân

Rau ngót không chỉ là một loại rau dùng để ăn mà còn được dùng làm Thu*c chữa bệnh nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, khi ăn rau ngót, bạn cần chú ý những điều này để tránh rước họa vào thân.

Cục Quản lý Dược cảnh báo về Thu*c kháng virus trị cúm 'lưu hành lậu' tại Việt Nam

Cục Quản lý Dược vừa có văn bản gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở bán lẻ Thu*c (trên địa bàn quản lý) đối với việc bán Thu*c Tamiflu.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế nghiên cứu tác động của 'khí cười' với sức khỏe

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn M* t*y, M*i d*m vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường quản lý, kiểm soát khí N2O (khí cười).

Hơn 16.5000 người tiếp xúc gần và về từ vùng dịch đang cách ly theo dõi y tế

Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là 16.525, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 162 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 6.693 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 9.670 người.

Những lần 'chạm mặt tử thần' của 2 ca mắc COVID-19 nặng ở Hà Nội

Bệnh nhân thứ nhất là bác gái bệnh nhân 17 từng 3 lần ngừng tuần hoàn, sốc tim, phải can thiệp ECMO do suy hô hấp nặng. Bệnh nhân thứ hai là cụ bà 88 tuổi trải qua khoảng 30 ngày thở máy, điều trị hồi sức tích cực. Ngoài bệnh nền là xuất huyết não, liệt cứng nửa người trái, bệnh nhân còn bị tăng huyết áp.

Sau khi chuyển viện, ca mắc COVID-19 nguy kịch hiện ra sao?

Cụ bà 88 tuổi quê Hưng Yên mắc COVID-19 rất nặng được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai hiện tỉnh, tiếp xúc tốt, liệt nửa người trái do di chứng xuất huyết não, vẫn tiếp tục tập vận động tại giường. Cụ ăn được, không sốt, ho, không phù hay xuất huyết, phổi êm.

Bệnh viện Bạch Mai khám chữa bệnh bình thường trở lại từ 11/5

Sau hơn 1 tháng dừng tiếp nhận bệnh nhân do cách ly y tế và ổn định lại hoạt động, BV Bạch Mai sẽ chính thức khám chữa bệnh trở lại bình thường vào thứ hai 11/5.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/27-ngay-khong-ca-mac-moi-truong-dai-dien-who-noi-ve-ca-benh-251-da-tu-vong-1656892.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY