Tin y tế hôm nay

Tin y tế

3 chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 3/2021: Người dân có thêm quyền lợi khám chữa bệnh, sử dụng BHYT dễ dàng hơn

Kể từ ngày 1/3/2021, Thông tư 27/2020/TT-BYT và Thông tư 30/2020/TT-BYT của Bộ Y tế sẽ bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, nhiều chính sách mới về thanh toán Thu*c và Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được áp dụng.

Cụ thể như sau:

1. Hướng dẫn Thanh toán chi phí Thu*c, vị Thu*c, Thu*c thang sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Thu*c do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự chế biến, bào chế

Tại Thông tư 27/2020/TT-BYT, Qũy BHYT vẫn thanh toán chi phí Thu*c, vị Thu*c, Thu*c thang sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) và Thu*c do cơ sở KCB tự bào chế dựa vào số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh, giá mua vào, chi phí hao hụt theo quy định và các chi phí khác.

Tuy nhiên, quy định mới đã có sự điều chỉnh về các loại chi phí được Qũy BHYT thanh toán với các trường hợp sau:

* Đối với vị Thu*c:

- Trường hợp cơ sở KCB mua dược liệu để chế biến, bào chế vị Thu*c: Qũy BHYT thanh toán chi phí dược liệu theo giá mua vào của KCB và các chi phí sau:

+ Chi phí hao hụt trong chế biến, bảo quản, cân chia (nếu có);

+ Chi phí phụ liệu làm Thu*c;

+ Chi phí chế biến, bào chế bao gồm điện, nước, nhiên liệu;

+ Chi phí bao bì đóng gói (nếu có);

+ Chi phí nhân công thực hiện;

+ Chi phí quản lý và chi phí khấu hao máy móc.

- Trường hợp cơ sở KCB mua vị Thu*c từ các đơn vị cung ứng: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo giá vị Thu*c mua vào của vị Thu*c và chi phí hao hụt trong bảo quản, cân chia (nếu có).

3 chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 3/2021: Người dân có thêm quyền lợi khám chữa bệnh, sử dụng BHYT dễ dàng hơn - Ảnh 1.

* Đối với thang Thu*c có thành phần từ các vị Thu*c trong Danh mục quy định: Thanh toán các chi phí:

- Chi phí vị Thu*c theo quy định mới;

- Chi phí sắc Thu*c khi cơ sở KCB thực hiện sắc Thu*c tại cơ sở cho người bệnh điều trị nội trú, ngoại trú theo quy định;

- Chi phí bao bì đóng gói (nếu có) khi cơ sở KCB không thực hiện sắc Thu*c tại cơ sở cho người bệnh (Trước đây cơ sở KCB chỉ được thanh toán chi phí đóng gói bao bì khi khi tổ chức sắc Thu*c tại cơ sở).

* Đối với Thu*c do cơ sở KCB tự bào chế: Được thanh toán:

- Chi phí dược liệu theo giá mua vào của cơ sở KCB hoặc chi phí vị Thu*c theo quy định;

- Chi phí hao hụt (nếu có);

- Chi phí tá dược, phụ liệu làm Thu*c;

- Chi phí chế biến, bào chế bao gồm điện, nước, nhiên liệu;

- Chi phí bao bì đóng gói;

- Chi phí vật tư, hóa chất, phụ liệu phục vụ hoạt động kiểm tra chất lượng trước khi thực hiện kiểm nghiệm (nếu có) ((quy định mới);

- Chi phí kiểm nghiệm về chất lượng dược liệu, Thu*c cổ truyền;

- Chi phí nhân công thực hiện (quy định mới);

- Chi phí quản lý và chi phí khấu hao máy móc (quy định mới).

Người đứng đầu cơ sở KCB chịu trách nhiệm phê duyệt quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng và giá Thu*c do cơ sở tự chế biến, bào chế, thống nhất với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi ký hợp đồng khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ thanh toán.

3 chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 3/2021: Người dân có thêm quyền lợi khám chữa bệnh, sử dụng BHYT dễ dàng hơn - Ảnh 2.

2. Thêm nhiều trường hợp KCB đúng tuyến từ 01/3/2021

Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định chi tiết một số Điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT đã liệt kê cụ thể 08 trường hợp được xác định là KCB đúng tuyến, gồm:

- Người tham gia BHYT đến khám chữa bệnh đúng cơ sở ghi trên thẻ BHYT;

- Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám ở các cơ sở khác cùng tuyến trên địa bàn tỉnh;

- Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở nào trên phạm vi toàn quốc;

- Người tham gia BHYT được chuyển tuyến;

- Người có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian công tác, làm việc lưu động, tạm trú… và khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT;

- Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định (quy định mới);

- Người hiến bộ phận cơ thể mình phải điều trị ngay khi hiến bộ phận cơ thể (quy định mới);

- Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra (quy định mới).

Như vậy, Thông tư 30/2020/TT-BYT đã ghi nhận thêm 03 trường hợp được xác định là khám chữa bệnh đúng tuyến.

3 chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ tháng 3/2021: Người dân có thêm quyền lợi khám chữa bệnh, sử dụng BHYT dễ dàng hơn - Ảnh 3.

3. Hướng dẫn cụ thể về việc đóng BHYT đối với một số đối tượng

Đây là một trong những nội dung mới được ghi nhận tại Thông tư 30/2020/TT-BYT. Cụ thể:

Với trẻ sơ sinh cần điều trị ngay kể từ khi được sinh ra mà Tu vong:

Căn cứ Điều 3 Thông tư này, cơ sở KCB phải gửi văn bản thông báo kèm Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của trẻ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi ký hợp đồng KCB BHYT để cơ quan bảo hiểm xã hội lập danh sách.

Danh sách này sẽ được gửi Sở Tài chính nơi người mẹ cư trú hoặc Sở Tài chính nơi cơ sở KCB đặt trụ sở (với trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở KCB) để Sở Tài chính chuyển kinh phí đóng BHYT.

Với chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người sống trong cơ sở bảo trợ xã hội

Theo Điều 4 Thông tư 30, những đối tượng này tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình căn cứ vào một trong các giấy tờ sau:

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành: sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội: sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của cơ sở bảo trợ xã hội nơi người đó đang cư trú.

Các đối tượng trên đều được thực hiện việc giảm trừ mức đóng BHYT ngay từ người thứ hai trở đi có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc trong danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo, cơ sở bảo trợ xã hội.

Kế hoạch khám sức khỏe miễn phí cho toàn bộ người dân thủ đô: Toàn dân Hà Nội được khám sức khỏe miễn phí

Tại buổi kiểm tra phòng, chống Covid 19 và chúc mừng Ngày thầy Thu*c Việt Nam tại Bệnh viện Thanh Nhàn vào sáng 25/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ có đề cập đến việc người dân Hà Nội được khám sức khỏe miễn phí ít nhất một lần trong năm, bắt đầu từ năm 2021.

Theo ông Huệ, mục tiêu khám sức khỏe định kỳ ít nhất một năm một lần cho toàn thể nhân dân thủ đô đã được đưa vào văn kiện đại hội Đảng bộ thành phố. Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho hay ngành đã xây dựng kế hoạch khám sức khỏe miễn phí cho toàn bộ người dân thủ đô, triển khai từ đầu tháng 3. Ngành y tế sẽ rà soát từng trường hợp, phân loại theo độ tuổi, nghề nghiệp để tổ chức khám sức khỏe.

Theo bà Hà, cơ quan y tế ở khu vực nào sẽ chịu trách nhiệm khám sức khỏe cho người dân ở khu vực đó. Dự kiến học sinh, sinh viên khám sức khỏe tại cơ sở giáo dục. Người lao động khám tại khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan...

Một số điểm mới về chính sách BHYT từ năm 2021

Từ năm 2021 tới đây, nhiều chính sách mới về BHYT sẽ được triển khai để tạo điều kiện cho người dân khi tham gia BHYT.

1. Từ 01/01/2021, được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trái tuyến tỉnh

Cụ thể, theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014, từ năm 2021, người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến với tỷ lệ như sau:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (hiện nay chỉ được thanh toán là 60%);

- Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, từ ngày 01/01/2021, người dân có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Đồng nghĩa với đó, người bệnh có thể điều trị nội trú ở bất kì tỉnh thành nào trên cả nước cũng đều được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh như trường hợp đúng tuyến.

Lưu ý: Quy định mới chỉ áp dụng khi khám chữa bệnh điều trị nội trú. Nếu đi khám khám bệnh, điều trị ngoại trú tuyến tỉnh thì Quỹ BHYT sẽ không hỗ trợ chi trả mà người bệnh sẽ phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh.

2. Sử dụng mẫu thẻ BHYT mới với nhiều tiện ích từ 01/4/2021

Căn cứ Quyết định 1666/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mẫu thẻ BHYT mới sẽ được sử dụng thống nhất trên phạm vi cả nước từ ngày 01/4/2021. Tuy nhiên, thẻ BHYT đã cấp còn thời hạn sử dụng trước ngày này thì người dân tiếp tục được dùng để khám chữa bệnh BHYT.

3. Từ 01/07/2021, điều chỉnh đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình

Nội dung này được đề cập tại Luật Cư trú 2020, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2021. Theo đó, khoản 2 Điều 38 Luật Cư trú sửa đổi khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi năm 2013, 2014, 2015 và 2018) như sau: Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.

Trong khi đó, hộ gia đình tham gia BHYT theo quy định hiện nay bao gồm toàn bộ người có tên trong Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/3-chinh-sach-moi-ve-bao-hiem-y-te-co-hieu-luc-tu-thang-3-2021-nguoi-dan-co-them-quyen-loi-kham-chua-benh-su-dung-bhyt-de-dang-hon-2021022711133079.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY