Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

3 loại Thuốc cần dự phòng ngày mưa

Mùa mưa, không khí ẩm ướt tạo điều kiện cho nhiều bệnh phát sinh nên cần phải dự trữ một số loại Thuốc thường dùng.
Mùa mưa, không khí ẩm ướt tạo điều kiện cho nhiều bệnh phát sinh nên cần phải dự trữ một số loại Thuốc thường dùng.

Vừa qua, tình hình mưa lũ tại một số tỉnh Bắc Bộ như Quảng Ninh, Điện Biên,... diễn biến phức tạp gây nhiều thiệt hại lớn về người và tài sản. Bên cạnh đó, môi trường ẩm ướt khiến các bệnh truyền nhiễm, tiêu hóa… phát triển mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chủ động phòng tránh và hạn chế sự phát triển của bệnh bằng cách dự trữ một số loại Thuốc cơ bản khi mùa mưa đến.

Bệnh truyền nhiễm phát triển nhanh chóng trong môi trường ẩm ướt. Các bệnh viêm nang lông, nước ăn chân, nấm… khiến nhiều người mắc do tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc không sạch sẽ. Các bệnh về tiêu hóa như tả, rối loạn tiêu hóa, thương hàn… bùng phát tại các vùng ô nhiễm, việc sinh hoạt ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra các bệnh về hô hấp như viêm họng cấp, viêm đường hô hấp,… cũng dễ phát sinh trong mùa mưa.

Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, viêm dạ dày, suy thận, đái tháo đường… không thể thiếu Thuốc hàng ngày.

Trong điều kiện ẩm ướt, các loại Thuốc này cần được bảo quản tốt bằng túi ni lông, buộc kín và để nơi khô ráo.

loại Thuốc cần dự trữ

Mỗi gia đình cần dự trữ một số loại Thuốc cơ bản trong mùa mưa lũ.

Khi mưa lũ, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nên các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, tả, thương hàn. Vì vậy, mỗi gia đình cần có một số Thuốc điều trị các bệnh này như smecta hoặc ercefuryl, uống xa bữa ăn. Có một số loại Thuốc không cần kê đơn nhưng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Nếu không có các loại Thuốc trên thì có thể mua Thuốc loperamid 2mg. loại Thuốc này đặc trị các bệnh tiêu chảy cấp và mãn tính (lưu ý, không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi)

Một trong những loại Thuốc thông dụng nhất có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa chính là oresol (ORS). Trong mỗi gia đình nên có ít nhất 10 gói loại 5,63g/gói. Với những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bạn có thể pha một gói oresol với 200ml nước sôi để nguội. Liều lượng thay đổi theo từng độ tuổi cho nên hãy tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi uống, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Người lớn và trẻ từ 10 tuổi trở lên có thể uống mỗi khi khát.

Cảm cúm cũng là một trong những bệnh thường gặp khi mùa mưa vì thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho các vi-rút phát triển mạnh. Một số loại Thuốc cảm cúm nên có như paracetamol loại 250mg, vì đây là loại có thể dùng cho nhiều đối tượng với những liều dùng khác nhau. Trẻ em dưới 3 tháng tuổi nên dùng 40mg/lần có tác dụng trong 6 tiếng. Trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi dùng 100mg/ lần, trẻ trên 2 tuổi dùng 10mg/kg cân nặng trong vòng 6 giờ.

hô hấp

Với các bệnh hô hấp như ho thì bạn có thể dự trữ Thuốc ambroxol dạng viên hoặc xiro, uống sau bữa ăn và nên uống nhiều nước. Ngoài ra, nên dự trữ các loại Thuốc điều trị hen phế quản như bricanyl xiro khi có các biểu hiện khó thở, môi tím tại. Đây là Thuốc đặc trị hen phế quản cho trẻ, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phế quản… cấp tính. Trên thị trường còn có loại Thuốc xịt hen Ventolin dùng cho người lớn bị khí phế thũng, giãn phế quản. Tuy nhiên, loại Thuốc này cần phải sử dụng cẩn thận, tránh gây tác dụng phụ.

Ngoài ra, bạn nên dự trữ các Thuốc: nước muối S*nh l* 0,9% chloramphenicol hoặc tobex 0,4 % để sát trùng, nhỏ mắt.

Với những gia đình có bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính: viêm dạ dày, tăng huyết áp, tiểu đường… nên chuẩn bị Thuốc theo đơn dài ngày để dự phòng, tránh tình trạng thiếu Thuốc trong mùa mưa lũ.

Bên cạnh việc phòng bệnh trong những ngày mưa thì việc dự trữ Thuốc cũng rất quan trọng, góp phần điều trị những bước ban đầu trước khi bệnh nhân được đưa đến các cơ sở y tế để điều trị.

Lưu ý khi mua Thuốc nhớ hỏi rõ bác sĩ, dược sĩ liều lượng dùng cho mỗi đối tượng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-3-loai-thuoc-can-du-phong-ngay-mua-16946.html)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do lạnh (hàn thấp) và do ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh (thực tích).
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.