Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

3 lợi ích tuyệt vời của chuối và 2 nhóm người không nên ăn chuối vì lợi thì ít mà hại thì nhiều

Chuối là loại quả giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được chuối.

3 lợi ích của chuối đối với sức khỏe

1. Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong một quả chuối ước tính có khoảng 3g chất xơ. nếu bạn ăn nhiều chuối, cơ thể sẽ hấp thụ được lượng chất xơ cần thiết. trong chuối có 2 loại chất xơ chính là:

- pectin: loại chất xơ này sẽ giảm dần khi chuối chín.

- chất kháng tinh bột: được tìm thấy trong chuối chưa chín.

Chất kháng tinh bột thoát khỏi quá trình tiêu hóa và đi đến ruột già. Tại đây, nó trở thành thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột. Bên cạnh đó, pectin cũng giúp bảo vệ chống lại ung thư ruột kết.

2. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Trong chuối có chứa nhiều kali giúp kiểm soát huyết áp rất tốt. trong khẩu phần ăn của nhiều người thường thiếu kali nên việc bổ sung thêm chuối vào chế độ ăn uống hàng ngày là rất cần thiết.

Ước tính trong một quả chuối cỡ trung bình (118g) chứa 9% rdi. khi bạn ăn nhiều chuối, chế độ ăn của bạn sẽ giàu kali giúp giảm huyết áp. với những người bổ sung nhiều kali thì nguy cơ mắc bệnh tim cũng thấp hơn tới 27%. ngoài ra, trong chuối cũng có chứa lượng magie nhất định, đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

Ảnh minh họa

3. Cải thiện độ nhạy insulin

Kháng insulin là một yếu tố dẫn đến nguy cơ cao có thể bị các bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu cho thấy nếu bạn tiêu thụ 15 – 30g chất kháng tinh bột mỗi ngày có thể làm tăng nhạy insulin từ 33% - 50% trong vòng bốn tuần.

Nếu bạn muốn tìm một thực phẩm giàu chất kháng tinh bột thì chuối xanh chính là lựa chọn tuyệt vời. như vậy, ăn chuối xanh sẽ giúp tăng độ nhạy insulin.

2 nhóm người không nên ăn chuối

1. Người bị suy thận

Trong chuối chứa nhiều chất ion kali, nếu ăn vừa phải sẽ giúp cải thiện sự cân bằng điện giải của cơ thể. thế nhưng với những người bị suy thận, chức năng lọc của thận kém, việc bài tiết ion kali thường khó khăn hơn người bình thường.

Như vậy, nếu ăn quá nhiều chuối, đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều ion kali nên khiến cơ thể bị suy nhược, suy tim và một số vấn đề khác. tốt nhất người bị suy thận nên tránh ăn chuối và những thực phẩm có hàm lượng kali cao.

2. Người bị bệnh đường tiêu hóa, dạ dày

Chuối có tính lạnh, có tác dụng giữ ẩm và làm trơn đường ruột nên nhiều người ăn chuối để tốt nhuận tràng. nhưng những người đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa không nên ăn chuối vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. người bệnh ăn vào dễ bị tiêu chảy hoặc viêm dạ dày ruột.

Ngoài ra với người có tiền sử đau dạ dày thì cần hạn chế ăn chuối tiêu và tuyệt đối không ăn khi bụng đói. lý do là bởi ăn vào sẽ khiến đau bụng hoặc cồn cào gan ruột.

Theo Khỏe và Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/3-loi-ich-tuyet-voi-cua-chuoi-va-2-nhom-nguoi-khong-nen-an-chuoi-vi-loi-thi-it-ma-hai-thi-nhieu-search/?id=290099

Theo Khỏe và Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-loi-ich-tuyet-voi-cua-chuoi-va-2-nhom-nguoi-khong-nen-an-chuoi-vi-loi-thi-it-ma-hai-thi-nhieu/20221214094127923)

Tin cùng nội dung

  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY