Vận động trị liệu hôm nay

Khoa có nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng mọi biện pháp y học, tâm lý học, kỹ thuật phục hồi kết hợp với giáo dục, xã hội,... nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất đi do khiếm khuyết và suy giảm khả năng, do hậu chứng sau những bệnh lý như tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa… Các bệnh trạng thường gặp tại khoa Vận động trị liệu như: tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa…

30% người Việt thiếu vận động thể lực

Việt Nam đang lọt vào 1 trong 10 nước người dân lười vận động nhất thế giới. Việc lười vận động không chỉ khiến thể lực đi xuống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư…

Thông báo mới nhất từ Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc - UNFPA đưa ra cho thấy hiện tại chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp đứng thứ 3 Châu Á, xếp gần áp chót trong khu vực ASEAN. Tố chất thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém và rất kém so với chuẩn. Tại Lễ phát động Phong trào đẩy mạnh dinh dưỡng toàn cầu tại Việt Nam và triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam hiện nay là 164 cm ở nam và 153 cm ở nữ. Như vậy, tính từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng được thêm 3 cm.
50% nguyên nhân khiến chiều cao của người Việt còn hạn chế là dinh dưỡng và rèn luyện thể lực.
 
Bác sĩ Trần Khánh Vân - Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, chiều cao không hoàn toàn do gen mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng, môi trường, tâm lý, vận động. Theo nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy, chỉ có 23% là yếu tố di truyền, 25% do tâm lý và môi trường sống, 20% rèn luyện thể lực, quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng chiếm đến 32%.
 
Nguyên nhân chính khiến người Việt Nam có trở ngại lớn trong việc phát triển chiều cao là do chế độ dinh dưỡng và quá trình tập thể dục, thể thao chưa hợp lý. Viện Dinh dưỡng quốc gia đã khảo sát mức độ hoạt động thể lực của học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy, có đến 39% học sinh tiểu học và 46% học sinh trung học cơ sở được xếp vào nhóm ít hoạt động. Không chỉ trẻ nhỏ vận động ít mà cả người lớn cũng thiếu vận động thể lực ở mức báo động. Số liệu nghiên cứu của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho thấy, có tới 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, có hoạt động thể lực trung bình ít nhất 150 phút 1 tuần hoặc tương đương.
 
Có tới hơn 70% các ca Tu vong do mắc các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, các bệnh về đường hô hấp mạn tính và đái tháo đường… mà nguyên nhân khiến các bệnh không lây nhiễm gia tăng là do lối sống thiếu khoa học, lười vận động. Các chuyên gia y tế đã đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng thiếu vận động tương đương với bệnh béo phì và nạn hút Thu*c lá.
 
Lười vận động vô cùng nguy hiểm, nhất là đối với hệ tim mạch. Khi cơ thể ít vận động, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ bị trì hoãn. Vận động càng ít, tuần hoàn máu càng chậm, điều này đồng nghĩa với nguy cơ mắc các vấn đề về sức khoẻ ngày càng cao. Không chỉ vậy, việc lười vận động, lười tập thể dục, hoạt động thể thao còn khiến lượng calo cần đốt cháy càng ngày càng giảm, đó cũng là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Hơn thế, khi không vận động hay tập thể dục thường xuyên, cơ thể cũng phải chịu áp lực nặng nề. Điều này dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ gây nguy hiểm tới tính mạng. Ngoài ra, lười vận động còn là nguyên nhân của những chứng bệnh phổ biến như đau khớp, đau vai gáy, stress… dẫn đến sức khoẻ suy giảm, tinh thần căng thẳng, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống.

Ngày 15/5/2019 vừa qua, Bộ Y tế vừa có chỉ thị 06 về việc tăng cường vận động thể lực trong ngành y tế

Chỉ thị nêu rõ CBCCVC ngành y tế phải tiên phong trong việc vận động, tập thể dục để tăng cường sức khỏe và làm gương cho cộng đồng cùng tập thể dục. Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan đơn vị, cá nhân nghiêm túc thực hiện các việc sau đây:

Tổ chức phát động và triển khai tập thể dục cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, đơn vị, bao gồm tập trong lúc giải lao của các buổi họp, giao ban; tập lúc giải lao buổi sáng, buổi chiều trong giờ làm việc.

Vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tích cực thực hiện vận động thể lực với các hình thức phù hợp như đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày hoặc luyện tập thể dục, thể thao và các hình thức vận động khác tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tăng cường vận động thể lực với các hình thức phù hợp cho sức khỏe.

Tổ chức cung cấp các dịch vụ tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng và vận động thể lực cho người bệnh tại các cơ sở y tế và người dân tại cộng đồng, đặc biệt là đối với người có nguy cơ cao và người mắc các bệnh mạn tính.

Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia vận động thể lực tại cơ quan, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đồng thời động viên khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân gương mẫu và tích cực tham gia thực hiện tại cơ quan, đơn vị và cộng đồng.

Nguồn: http://soyte.hanoi.gov.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d5e3f7e33308573f95a7bd2)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bạn có ít thời gian? Bạn không thích tập thể dục? Bạn quá mệt mỏi để tập sau khi làm việc? Bài tập luyện thể lực 10 phút là những gì bạn cần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY