Bài thuốc dân gian hôm nay

4 Bài Thuốc hỗ trợ trị viêm đại tràng mạn tính

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng.
viêm đại tràng mạn tính là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng. Do đó, bên cạnh việc dùng Thuốc thì điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một biện pháp điều trị. Xin giới thiệu một số món ăn - bài Thuốc y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả.Tùy tình trạng bệnh mà người bệnh có thể áp dụng cho phù hợp.

Bài 1: Ý dĩ nhân (sao) 30g, gạo tẻ 60g. Hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, chia ăn 2-3 lần trong ngày. Hoặc: Đậu ván 60g, củ khoai mài (hoài sơn) 60g, gạo tẻ 50g. Ba thứ cho vào nồi ninh thành cháo, chia ăn 2-3 lần trong ngày.

Công dụng: Kiện tỳ, ích vị, trừ thấp, chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh viêm đại tràng mạn tính thể tỳ vị hư tổn do ăn uống, với biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, phân lổn nhổn thức ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn, người mệt mỏi.

Bài 2: Thịt ngỗng 750g, gừng khô 6g, ngô thù du 3g, nhục đậu khấu 3g, nhục quế 2g, đinh hương 1g. Các vị Thuốc tán vụn; thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng ướp với bột Thuốc và gia vị đủ trong 2 giờ, sau đó đem xào qua rồi chế thêm nước, hầm nhừ, ăn nóng. Hoặc: Đẳng sâm 25g, gạo tẻ sao vàng cháy 50g. Hai thứ đem ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Ôn bổ tỳ thận, cố sáp chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh thể tỳ vị hư nhược, có biểu hiện: mệt mỏi, gầy sút, ăn kém chậm tiêu, bụng đầy chướng, đại tiện khi nát khi lỏng, phân sống,...

Bài 3: Gạo tẻ 60g, đậu ván trắng (bạch biển đậu) 60g, củ sen 30-50g. Gạo tẻ và đậu ván đãi sạch, đem ninh với củ sen thành cháo. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

Công dụng: Bài Thuốc dân gian chữa viêm đại tràng này có tác dụng điều hòa can tỳ, lý khí, chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh có biểu hiện: đau bụng, sôi bụng, đi cầu xong thì hết đau, chán ăn, ợ chua,…

Bài 4: Thịt dê 100g, hoài sơn100g, gạo tẻ 250g. Hoài sơn xắt nhỏ, thịt dê xắt miếng, hai thứ đem ninh với gạo thành cháo, nêm gia vị, chia ăn 2-3 lần trong ngày, vào lúc đói bụng. Hoặc: Cùi vải khô 50g, hoài sơn 30g, gạo nếp 50g, đường trắng lượng vừa đủ. Đem cùi vải, hoài sơn và gạo nếp ninh thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Bổ tỳ, ích thận, trừ thấp, chỉ tả. Dùng thích hợp với người bệnh thể tỳ thận dương hư, có biểu hiện: hay tiêu chảy, người gầy yếu, mệt mỏi, sợ lạnh, ăn kém, bụng đau âm ỉ,...

Bác sĩ Thanh Xuân

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/4-bai-thuoc-ho-tro-tri-viem-dai-trang-man-tinh-n101019.html)

Tin cùng nội dung

  • Hạt vừng còn gọi là hạt mè, dầu mè có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng...
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY