Tin y tế hôm nay

Tin y tế

4 em bé bị ngộ độc sau khi ăn cóc nướng

Tuyên Quang-Một tiếng đồng hồ sau khi ăn thịt cóc nướng, bốn em bé 5-7 tuổi nôn nhiều, lơ mơ, được đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu.

Bác sĩ Đỗ Thị Thu Giang, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cho biết trong 4 bé nhập viện hôm 27/4, hai em ăn phần đùi cóc không có biểu hiện ngộ độc lâm sàng nên được theo dõi. Một bé ăn đầu cóc thì nôn nhiều ra dịch màu nâu đen, tim mạch ổn định, bác sĩ chỉ định truyền dịch và bơm rửa dạ dày. 

Bệnh nhi nặng nhất, 5 tuổi, tình trạng buồn nôn, nôn nhiều, lơ mơ, nhịp tim chậm 60 lần một phút, phổi thông khí kém. Do nhịp tim trẻ chậm, các bác sĩ xử trí hút dịch dạ dày một chiều, không bơm rửa, tránh trường hợp ngừng tim, truyền dịch, dùng Thu*c nâng nhịp tim. Sau đó bé được chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.

Bác sĩ khuyến cáo thịt cóc chứa hàm lượng đạm cao và không có độc tố. Tuy nhiên, nhiều bộ phận khác của cóc như da, gan, trứng, mủ, mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng), chứa độc tố, trong đó có độc tố tetrodotoxin và bufotenin, gây ch*t người. Khi nấu ở nhiệt độ cao, độc tố này cũng không phân hủy.

Dấu hiệu ngộ độc từ cóc, tùy mức độ, gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nhức các chi, nặng hơn là rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hoảng hốt, sinh ra ảo giác, co giật, ngừng thở ngừng tim nếu không được cấp cứu kịp thời.

Người bị ngộ độc cóc cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Đã có nhiều trường hợp ngộ độc sau khi ăn cóc, phải nhập viện cấp cứu. Tháng 10/2019, ba chị em ở Đăk Lăk nhập viện, được cứu sống. Ngày 31/5/2019, một cặp song sinh ở Hòa Bình bị ngộ độc nặng, một bé Tu vong, còn một bé được bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống.  

Thúy Quỳnh - Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/4-em-be-bi-ngo-doc-sau-khi-an-coc-nuong-4091534.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Một người có thể cảm thấy buồn nôn, có kèm hoặc không kèm theo nôn thật sự. Khi hóa trị, buồn nôn có thể diễn ra trong ngày bạn điều trị và có thể hết sau vài ngày, tùy thuộc vào loại Thu*c sử dụng.
  • Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Các chất chứa trong dạ dày trào lên thực quản và sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY