Tin y tế hôm nay

Tin y tế

4 lí do khiến nhân viên mới xin nghỉ việc khi vừa đi làm

Theo nhiều khảo sát, có khoảng 1/3 nhân viên mới đã xin nghỉ việc trong vòng 90 ngày làm việc đầu tiên và khoảng 1/4 nhân viên nghỉ việc trong vòng 1 năm. Vậy đâu là lí do nhân viên mới nghỉ việc ngay khi vừa đi làm? Hãy cùng tham khảo một số lí do sau đây nhé.

Thực tế công việc không giống như khi tuyển dụng

Đa số những nhân viên mới nghỉ việc ngay khi vừa đi làm bởi thực tế công việc không hoàn toàn giống như những gì họ đã mong đợi như trong mô tả công việc và trao đổi trong quá trình tuyển dụng.

Tất nhiên, nhà tuyển dụng cần viết một bản tin thật thu hút nhưng nó không nên đi quá xa so với thực tế. Với một số vị trí khó tuyển, nhà tuyển dụng có thể đánh lạc hướng ứng viên bằng một số câu từ nghe hấp dẫn hơn. Nhưng nếu ứng viên nhận thấy thực tế không giống như trong quảng cáo việc làm, họ sẽ cảm thấy giống như bị lừa và rời đi ngay.

Vì vậy, khi đăng tuyển dụng việc làm ở Hải Phòng, Hà Nội hay TPHCM, bạn cần có trách nhiệm làm rõ những yêu cầu công việc cho ứng viên. Hãy nhớ rằng công việc của ứng viên là tạo ấn tượng với bạn trong cuộc phỏng vấn, còn công việc của bạn là phải mô tả đầy đủ nhiệm vụ của vị trí cần tuyển để họ không bị “vỡ mộng” khi được tuyển.

Người hướng dẫn quá bận rộn để hỗ trợ nhân viên mới

Trong những ngày đầu tiên làm việc của một người mới, họ vẫn đang tìm hiểu cách công ty vận hành. Người hướng dẫn hoặc người quản lý không thể đơn giản “ném” một người mới thuê vào một loạt mệnh lệnh và công việc. Các ứng viên kỳ vọng rằng một khi được tuyển dụng, họ sẽ được hướng dẫn và đào tạo thêm trong suốt thời gian làm quen với quy trình làm việc của công ty.

Bạn có thích cảm giác bị bỏ lại để tự xoay sở trong một môi trường xa lạ? Đó là thứ sẽ đẩy một nhân viên tài năng đi khỏi công ty bạn.

Văn hóa công ty không phù hợp

Theo nghiên cứu, có đến 32% nhân viên mới xin nghỉ việc trong 3 tháng đầu tiên chỉ vì văn hóa công ty không phù hợp. Điều quan trọng đối với nhân viên mới không chỉ là kết nối tốt với các nhân viên khác mà họ cũng cần cảm thấy thoải mái khi là một phần trong đó.

Việc ứng viên không hòa đồng được với tập thể liên quan đến sự đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng và vấn đề chủ quan của ứng viên. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải công nhận rằng điều này quả thực rất khó xác định trong những cuộc phỏng vấn. Trên thực tế, đa số các nhân viên mới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập vào môi trường văn hóa công ty đã được hình thành từ trước đó. Họ có thể là một chuyên gia khi nói đến chuyên môn nhưng không phải là mảnh ghép vừa vặn với văn hóa công ty.

Dừng đào tạo sau khi thời gian tập sự ban đầu

Trong thời gian làm quen với công việc mới, nhân viên sẽ phải làm quen với rất nhiều tình huống phát sinh. Do đó, để thành công và duy trì động lực trong vai trò của mình, nhân viên mới cần được đào tạo liên tục chứ không dừng lại ở tuần đầu tiên nhận việc.

Việc đào tạo này có thể đơn giản như đào tạo bằng video, team buiding hàng tuần… Bạn có thể tạo ra nhiều cơ hội để nhân viên cảm thấy được quan tâm và theo sát trong khi làm việc.

Hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới thường xuyên không những giúp nhân viên đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp, mà còn giúp họ cảm thấy có giá trị khi biết bạn sẵn sàng đầu tư vào sự phát triển của họ trong công ty. Đồng thời bạn cũng tạo ra một ưu thế này để thu hút các nhân tài hàng đầu về với công ty.

Khi nhân viên mới xin nghỉ việc thì đó sẽ là sự tốn kém cho doanh nghiệp của bạn từ khía cạnh năng suất lẫn chi phí tuyển dụng. Hãy tránh những sai lầm được liệt kê ở đây và cởi mở với phản hồi của nhân viên để đảm bảo tất cả nhân viên mới của bạn cảm thấy có động lực để ở lại trong một thời gian dài.

Pha Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.net.vn/4-li-do-khien-nhan-vien-moi-xin-nghi-viec-khi-vua-di-lam-67179.html)
Từ khóa:

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY