Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

4 ngày liên tiếp không có ca mắc mới, lẫy mẫu xét nghiệm tại nhiều ổ dịch COVID-19

Trung tâm Đáp khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, tính đến 6 giờ ngày 20/4 là tròn 4 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19. Các ổ dịch tiếp tục được điều tra, lấy mẫu các trường hợp tiếp xúc và các đối tượng có liên quan trong ổ dịch.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Như vậy đã tròn 96 giờ đồng hồ liên tục nước ta không có thêm ca mắc mới. Tính đến 6 giờ ngày 20/4 cả nước ghi nhận 268 trường hợp mắc, trong đó 201 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh. Tổng số mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm đến nay là 163.377 (số mẫu dương tính: 268, số mẫu âm tính: 163.109).

Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên cả nước, đặc biệt là ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội), thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội), Bệnh viện Thận Hà Nội; quán bar Buddha (TP HCM); Bệnh viện Bạch Mai; xã Phố Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang).

Tăng cường hoạt động điều tra, cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm cán bộ y tế, bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai, nhà máy Sam Sung (tỉnh Bắc Ninh) tập trung xử lý ổ dịch phòng chống lây nhiễm.

Trước đó, từ 19h-22h15 (theo giờ Việt Nam), các Bộ trưởng Y tế G20 bắt đầu cuộc họp trực tuyến để thảo luận về tác động của COVID-19 đối với sức khỏe toàn cầu và phối hợp hành động chung tay đẩy lùi đại dịch. Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường tham dự cuộc họp.

Cuộc họp này tiếp sau Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến các nhà Lãnh đạo G20 vào tháng 3 năm nay. Tại cuộc họp, các Bộ trưởng Y tế G20 sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mỗi quốc gia và đề ra những hành động khẩn thiết đối với G20 để chung tay chống đại dịch.

Bộ trưởng Y tế Saudi Arabia sẽ chủ trì cuộc họp trực tuyến để đưa ra các giải pháp y tế chống đại dịch và khuyến khích các giải pháp kỹ thuật số để phối hợp toàn cầu và đưa ra ưu tiên chuẩn bị ứng phó với đại dịch COVID-19. Tham dự hội nghị có Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cùng các Bộ trưởng Y tế của các nước G20.

Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đại diện cho Bộ Y tế Việt Nam tham dự và chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam và ASEAN (trên vai trò Việt Nam là Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020) trong ứng phó với đại dịch COVID-19.

84 giờ qua Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19

Bản tin cuối ngày 19/4 của Bộ Y tế cho hay, trong ngày tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới. Như vậy Việt Nam đã liên tục 3 ngày rưỡi không xuất hiện thêm ca bệnh COVID-19.

5 tỉnh, thành có nhiều ca mắc COVID-19 nhất Việt Nam

Theo Bộ Y tế, năm địa phương có đông bệnh nhân nhất được cách ly/điều trị là Hà Nội: 112 ca, TP Hồ Chí Minh: 55 ca, Vĩnh Phúc: 19 ca, Ninh Bình: 13 ca và Bình Thuận: 9 ca.

Thông tin mới nhất về sức khỏe 3 ca mắc COVID-19 rất nặng ở Việt Nam

Sức khoẻ của 3 bệnh nhân nặng mắc COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế đã có những dấu hiệu chuyển biến, 2 bệnh nhân gọi hỏi giao tiếp được. Bệnh nhân phi công số 91 đang can thiệp ECMO hiện XQ phổi không tổn thương xấu thêm.

Thêm 1 ca mắc mới, bệnh nhân ở giáp biên giới Trung Quốc

Sáng ngày 16/4, Bộ Y tế cho biết có thêm 1 ca mắc mới. Như vậy Việt Nam đã có ca bệnh COVID-19 thứ 268.

Bảo Thư

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/4-ngay-lien-tiep-khong-co-ca-mac-moi-lay-mau-xet-nghiem-tai-nhieu-o-dich-covid19-1644994.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY