Tin y tế hôm nay

Tin y tế

4 tác hại của việc lạm dụng xem ti vi

Xem ti vi là nhu cầu không thể thiếu của mọi lứa tuổi hiện nay. Tuy nhiên, việc xem tivi quá nhiều sẽ gây ra những tác hại tiêu cực cho sức khỏe.

Tăng huyết áp

Ti vi có rất nhiều kích thước. Thông thường khi chọn mua một ti vi mới, mọi người dựa vào kích thước của căn phòng đặt nó. Khi màn hình càng lớn, độ căng của mắt càng lớn và kích thước của phòng khách hiếm khi cho phép bạn ở khoảng cách khá an toàn với màn hình.

Màn hình lớn sẽ gây mỏi mắt và điều này kích thích tăng huyết áp. Mỗi giờ ngồi trước ti vi làm tăng 7% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và những người xem ti vi hơn bốn giờ mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ Tu vong gấp 3 lần vì những căn bệnh như vậy.

Ảnh hưởng tới thần kinh

Nhiều chương trình ti vi chứa những thông tin tiêu cực, làm hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng; cách trình bày những thông tin tiêu cực này khiến người xem thêm lo lắng, hồi hộp, sợ hãi… về những rắc rối đã, đang và có thể sẽ xảy ra.

Hoạt động não yếu

Với việc xem chương trình trên ti vi thường xuyên, kéo dài sẽ làm cho hoạt động của não bắt đầu suy yếu. Nó ảnh hưởng đến trí nhớ kém, giảm trí thông minh và khả năng nhanh chóng đưa ra quyết định đúng đắn.

Tăng động ở trẻ em

Tác hại của việc xem ti vi đối với trẻ em và thanh thiếu niên là tăng tính hiếu động. Khi xem các em cũng có một mong muốn “bắt chước" các anh hùng của tin tức và phim ảnh, ngay cả khi tiêu cực. Thông tin bị bóp méo, trẻ quen dần với luồng thông tin tăng tốc, mất khả năng tập trung bình thường. Những đứa trẻ 2 tuổi ngồi trước ti vi trong 3 giờ mỗi ngày sẽ gặp khó khăn lớn với việc học và học kiến ​​thức mới.

Ngoài ra, trẻ em xem quá nhiều truyền hình sẽ dừng tham gia vào các hoạt động thể chất, dẫn đến béo phì và gây ra các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường và rối loạn lipid máu. Trẻ em dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình TV có thể sẽ phát triển các bệnh lý rối loạn thị lực và các tật khúc xạ.

Nguyễn Nga

(Theo MDF 6/2020)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/4-tac-hai-cua-viec-lam-dung-xem-ti-vi-n176616.html)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục có chủ tâm, còn các bé bị tăng động thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống.
  • Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
  • ThS.BS Đinh Thạc, BV Nhi đồng 1 cho biết, rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong số những rối loạn tâm thần vận động thường gặp ở trẻ.
  • Con trai tôi 2 tuổi, lúc nào cũng nghịch không chịu ngồi yên, đang phải điều trị động kinh. Cháu chưa nói được từ nào, chưa hiểu các mệnh lệnh thông thường.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY