Không phải tất cả các loại thực phẩm và thảo mộc đều giúp bạn duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào. Trên thực tế, hãy chú ý tới những thực đồ ăn, đồ uống, cây lá… sau để không ảnh hưởng xấu tới việc cho bé bú của bạn.
Có người khuyên các bà mẹ nên thưởng thức một ly bia trước khi cho con bú để hỗ trợ phản xạ xuống sữa, giúp thư giãn, tăng cường nguồn sữa và cải thiện chất lượng sữa. Tuy nhiên, lời khuyên này đã có một chút sai lầm. Mặc dù rượu có khả năng giúp thư giãn, nhưng tác dụng này của rượu lại giống như một chất gây suy nhược hệ thần kinh trung ương. Nó cũng ngăn chặn việc giải phóng oxytocin, dẫn đến giảm oxytocin tuần hoàn và giảm lượng sữa tiết ra của người mẹ trong mỗi lần cho con bú.
Theo nghiên cứu khoa học, sau khi các bà mẹ uống một lượng rượu vừa phải, trẻ sơ sinh ban đầu có vẻ bú mạnh hơn. Tuy nhiên, cân nặng trước và sau khi bú mẹ cho thấy, bé có xu hướng hấp thụ ít sữa hơn so với những đứa trẻ có mẹ sử dụng các loại giả dược không chứa cồn. Lý do đằng sau điều này vẫn chưa được làm rõ mặc dù người ta đã ghi nhận rằng, rượu có thể làm thay đổi mùi vị sữa mẹ.
Bản thân các mẹ bỉm sữa từng tiết lộ họ cảm thấy ngực căng hơn sau khi uống rượu. Tuy nhiên, giờ đây, chúng ta đã biết, cảm giác căng đầy của người mẹ là kết quả của việc em bé không bú được nhiều sữa chứ không phải sữa tiết ra nhiều nhờ rượu.
Hóa ra quan niệm sai lầm về việc cải thiện lượng sữa mẹ của đồ uống có cồn bắt nguồn từ thực tế: nhiều loại bia từng chứa hàm lượng lúa mạch hoặc mạch nha lúa mạch đủ để phát huy khả năng trị liệu – vốn được biết đến là các thực phẩm lợi sữa. Tuy nhiên, quy trình sản xuất bia hiện đại khiến hàm lượng lúa mạch hoặc yến mạch trong bia không còn đủ dược tính nữa.
Theo khuyến nghị, nếu các mẹ uống không quá 118ml rượu vang, 30ml rượu mạnh hoặc gần 237ml bia sẽ không có bất kỳ tác động tiêu cực đáng kể nào đến trẻ sơ sinh, nguồn sữa của bạn hay khả năng bú của trẻ.
Mặc dù việc thi thoảng sử dụng đồ uống có cồn không ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn sữa, nhưng về lâu dài, việc uống rượu triền miên lại gây hại đến chất lượng sữa và lượng sữa tiết ra. Ngoài ra, sau một đêm uống nhiều rượu bia, bạn sẽ nhận thấy rằng nguồn sữa của mình giảm nhanh chóng. Một số phụ nữ có thể phục hồi sau sự suy giảm này, nhưng có nhiều mẹ cần hút sữa hoặc cho con bú thường xuyên nên rõ ràng bia rượu sẽ ảnh hưởng đến cả chất lượng và số lượng sữa mẹ.
Nhiều loại thảo mộc là thực phẩm có chứa lactogenic tự nhiên có thể giúp bạn tăng nguồn sữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thảo mộc đều có tác dụng này. Cây xô thơm (hay còn gọi là cây ngải đắng), mùi tây, bạc hà và tinh dầu bạc hà đều được ghi nhận là làm giảm nguồn sữa ở những phụ nữ tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này.
Không có nghiên cứu nào xác nhận mỗi loại thảo mộc trên làm giảm chính xác bao nhiêu lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, đúc kết từ thực tế các mẹ cho biết những loại thảo mộc này có thể và thực sự đã làm giảm nguồn sữa cho bé bú.
Bạn không cần phải lo lắng về việc tránh hoàn toàn nhưng hãy lưu ý đến các món ăn có chứa một lượng lớn từng loại thảo mộc vừa nêu. Ví dụ, cây xô thơm là một loại thảo mộc phổ biến được sử dụng vào dịp Lễ Tạ ơn; mùi tây được tìm thấy nhiều trong các món ăn như tabbouleh và bạc hà thường có trong trà, kẹo cao su và bánh kẹo.
Quả khô của cây trinh nữ có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Từ lâu, nó đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sinh sản bao gồm các triệu chứng liên quan đến tiền kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung và mãn kinh.
Quả khô cây trinh nữ theo truyền thống cũng được sử dụng để giúp các bà mẹ cho con bú đang bị căng sữa hoặc viêm vú. Tuy nhiên, nó phát huy tác dụng điều trị bằng cách tác động trực tiếp lên tuyến yên và ức chế sự tiết prolactin. Khi mức prolactin giảm ở người mẹ đang cho con bú, nguồn sữa thường giảm theo. Do đó, các bà mẹ đang cho con bú không nên dùng quả khô cây trinh nữ.
Một số loại Thu*c ảnh hưởng xấu đến việc cho con bú. Pseudoephedrine (thành phần hoạt chất trong Sudafed và các loại Thu*c cảm tương tự), methergine (thường được sử dụng để điều trị chảy máu tử cung nghiêm trọng sau sinh), và bromocriptine (biệt dược Parlodel hoặc Cycloset, được sử dụng cho nhiều vấn đề bệnh lý) đã được chứng minh là có tác dụng tiêu cực đối với nguồn sữa.
Nếu bạn bị giảm tiết sữa và phát hiện thấy mình đã dùng một trong những loại Thu*c trên, hãy hỏi bác sĩ về một phương pháp điều trị thay thế. Tăng cường cho con bú, bổ sung các loại thảo mộc và thực phẩm lợi sữa và có thể hút thêm sữa sẽ giúp bạn tiết sữa trở lại.
Chủ đề liên quan:
cho con bú mẹ cho con bú sữa mẹ mất sữa nuôi con bằng sữa mẹ rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ sữa mẹ