Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mẹ dùng Thuốc Molnupiravir trị COVID-19, bao giờ được cho con bú lại?

MangYTe - Chị Lê Kim X. (28 tuổi, ở xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang), đang cho con 12 tháng bú sữa mẹ, bị sốt, đau họng, đi khám bệnh tại cơ sở y tế có kết quả mắc COVID-19.

Những quy định rõ ràng để người dân mua được Thuốc tại nhà Thuốc - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chị x. có tiền sử đái tháo đường và cao huyết áp, đang điều trị tạm ổn. cân nhắc giữa lợi ích của việc dùng Thuốc, tác dụng có hại của Thuốc đối với bà mẹ cho con bú, bác sĩ quyết định cho chị x. uống Thuốc kháng virus molnupiravir và dặn chị rất kỹ:

"Bắt đầu từ hôm nay chị ngưng cho bé bú sữa mẹ. Chị có bệnh nền nên phải dùng Thuốc kháng virus sớm trong 5 ngày đầu. Chị nhớ uống đủ liều lúc bụng đói. Sau khi uống hết Thuốc năm ngày, chị chịu khó chờ thêm 4 ngày nữa mới cân nhắc cho bé bú mẹ trở lại như cũ".

Tại sao mẹ không được cho con bú khi uống Thuốc molnupiravir? về chuyên môn, dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh và nhũ nhi từ molnupiravir, Thuốc có thể làm rối loạn sự phát triển tế bào của trẻ, nhất là tế bào đang trong quá trình phát triển ở xương, sụn, khớp để bé tăng trưởng chiều cao.

Nếu mẹ dùng Thuốc và cho bé bú, bé có thể bị lùn sau này. Thuốc kháng virus có khả năng đi qua sữa mẹ, cho nên mẹ đang cho con bú phải ngưng cho con bú sữa mẹ trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều molnupiravir cuối cùng.

Liệu 4 ngày sau liều cuối cùng có an toàn không?

Theo nghiên cứu của các nhà dược học, tùy theo chức năng gan, thận của mỗi người sẽ có sự đào thải, loại bỏ Thuốc ở các mức độ khác nhau. ở người lớn khỏe mạnh trung bình phải mất một ngày để hầu hết molnupiravir biến mất khỏi cơ thể. vì vậy khuyến cáo sau 4 ngày là an toàn nhất.

Trong quá trình điều trị, để giữ nguồn sữa mẹ không mất đi sau thời gian tạm ngưng cho con bú, các bà mẹ nên thường xuyên hút sữa mẹ ra bỏ đi, nhằm giúp tuyến sữa hoạt động liên tục, không để bầu vú căng sữa, nó sẽ ức chế sự tạo sữa, sau này nếu muốn cho bú lại sẽ không còn sữa để cho bé bú nữa.

Ngoài việc ngừng bú mẹ, mẹ cũng cần phòng ngừa lây nhiễm cho con bằng cách mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên và nhờ người khỏe mạnh thay mẹ chăm sóc bé hằng ngày.

Bác sĩ NGUYỄN THÀNH ÚC

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/me-dung-thuoc-molnupiravir-tri-covid-19-bao-gio-duoc-cho-con-bu-lai-20220320224539655.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đó là kết luận do các chuyên gia ĐH Y khoa Columbia (CUM) đưa ra vào trung tuần tháng 10 sau khi kết thúc nghiên cứu dài kỳ ở 4.011 phụ nữ bị ung thư vú và 2.997 người khỏe mạnh để đối chứng.
  • Vì nhiều lý do trẻ không thể bú trực tiếp sữa mẹ trong khi đây lại là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này, bà mẹ cần lưu ý khi vắt sữa bằng tay cho trẻ.
  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp
  • Em mới sinh con được 4 tháng, làm nghề buôn bán, thi thoảng phải đi cả ngày nên em muốn vắt sữa mẹ để cho bé.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY