Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

40,1% ca lây nhiễm trong cộng đồng, Việt Nam có 267 ca mắc COVID-19

Tối ngày 15/4, Bộ Y tế cho biết, không có thêm ca dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy Việt Nam vẫn ghi nhận 267 trường hợp mắc COVID-19.Trong số 267 trường hợp có 160 người từ nước ngoài chiếm 59,9%; 107 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,1%.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Thống kê cho thấy từ 1-14/4, Việt Nam ghi nhận thêm 59 trường hợp mắc mới COVID-19 (chỉ bằng 40% so với 2 tuần trước đó), trong đó có 30 trường hợp tại khu cách ly và 29 trường hợp tại cộng đồng (chiếm gần 50% tổng số mắc); trong 14 ngày vừa qua kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cách ly xã hội, 3 ngày đầu tiên (1-3/4) ghi nhận 30 trường hợp mắc mới, sau đó chỉ ghi nhân số mắc mới trong khoảng từ 1-5 trường hợp mỗi ngày.

Theo báo cáo của các địa phương, các phương tiện công cộng bị dừng gần như tuyệt đối (trừ các trường hợp đặc biệt), các chốt kiểm soát dịch bệnh được thành lập tại nơi tiếp giáp giữa các địa bàn, các cơ quan kiểm tra thân nhiệt toàn bộ nhân viên và khách đến làm việc, chính quyền địa phương thực hiện việc kiểm soát nghiêm ngặt các chợ, siêu thị, những khu buôn bán.

Trong những ngày giãn cách xã hội, lực lượng công an các địa phương kiểm tra xử lý nhiều hành vi vi phạm như không đeo khẩu trang nơi công cộng, không thực hiện việc đo thân nhiệt, thậm chí một số trường hợp bị khởi tố vì các hành vi chống đối người thi hành công vụ…

Hầu hết người dân đều đeo khẩu trang khi ra đường hoặc nơi công cộng, khi có tiếp xúc với người khác và giữ khoảng cách tiếp xúc cần thiết. Các địa phương đã hạn chế tối đa hội họp, cơ quan công sở bố trí phân công làm việc tại nhà, học sinh học tập trực tuyến qua các ứng dụng và đảm bảo khoảng cách tiếp xúc khi cần thiết.

Bộ Y tế cảnh báo việc tự uống Thu*c 'chống' COVID-19 có thể nguy hiểm tính mạng

Bộ Y tế cảnh báo trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, có hiện tượng người dân tự ý tìm mua các Thu*c nêu trên để tích trữ, tự sử dụng điều trị dự phòng COVID-19, việc này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân do tác dụng không mong muốn của Thu*c.

Rửa tay thế này mới đúng cách để 'diệt' COVID-19

Trong những khuyến cáo của Bộ Y tế về các biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh COVID-19, ngoài hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang đúng cách thì rửa tay đúng cách là biện pháp vô cùng quan trọng và hiệu quả để 'diệt' loại virus truyền nhiễm nguy hiểm này.

307 người bệnh hết cách ly ở Bạch Mai sẽ trở về 30 tỉnh, thành phố

Ngày 12/4, ngay sau khi kết thúc vùng cách ly y tế đối với Bệnh viện Bạch Mai có hiệu lực, Bệnh viện đã tổ chức các chuyến xe đưa 307 người bệnh đã hết bệnh và 76 người nhà người bệnh trở về 30 tỉnh thành phía Bắc.

Thu hồi nước rửa tay khô chứa hàm lượng cồn công nghiệp vượt quá giới hạn

Cục Quản lý Dược vừa ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Dung dịch rửa tay khô ABIBUS HANDRUB, số Lô SX: 012020; NSX: 04/02/2020; HD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/401-ca-lay-nhiem-trong-cong-dong-viet-nam-co-267-ca-mac-covid19-1642485.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY