Tin y tế hôm nay

Tin y tế

455 trường hợp phải cách ly vì liên quan đến bệnh nhân mắc COVID-19 số 237

Đã có 455 người liên quan đến bệnh nhân mắc COVID-19 số 237, trong đó có 101 trường hợp là F1, 354 người là F2.

Thông tin trên được ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hà Nội trao đổi tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 với 27 tỉnh, thành phố do Bộ Y tế tổ chức sáng nay.

Hiện 101 trường hợp F1 đã được cách ly tại bệnh viện và lấy mẫu xét nghiệm, các trường hợp là F2 cũng đã được cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm

Cụ thể, 101 trường hợp F1 liên quan đến bệnh nhân 237 gồm: tại khách sạn nơi bệnh nhân lưu trú tại phường Bồ Đề, Long Biên: 12 trường hợp F1 đã được CDC Hà Nội lấy mẫu; tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang: 18 trường hợp F1 đã được CDC lấy mẫu; tại Viện Huyết học truyền máu TW: 45 F1 đã được lấy mẫu; Bệnh viện E: 04 trường hợp F1, đã được lấy mẫu; Bệnh viện Việt Pháp: 22 trường hợp F1 đã được lấy mẫu.

Cùng đó, cơ quan chức năng đã tiến hành khử khuẩn toàn bộ tại các khoa của các bệnh viện và các nơi mà bệnh nhân đã lưu trú; Tiến hành cách ly một số khoa tại các bệnh viện, thông báo tới các địa phương khác tỉnh bệnh nhân đã đến và có tiếp xúc, khẩn trương tiếp tục điều tra dịch tễ học quá trình di chuyển bằng đường bộ, kiểm tra camera để xác định tiếp xúc của bệnh nhân.

TS Bạch Quốc Khánh - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW cho biết, Viện hiện đang có khoảng gần 600 bệnh nhân nặng, bệnh nhân mới vào điều trị, nên không thể cho bệnh nhân ra viện.

“Chúng tôi không quá bị động trong tình huống bệnh nhân dương tính, tuy nhiên, đối với những bệnh nhân nhẹ, chưa thực sự cần lên khám tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trong thời điểm này, có thể khám ở tuyến dưới. Còn với những bệnh nhân nặng, bệnh nhân đã hẹn tái khám theo định kỳ thì cứ đến khám" - TS Bạch Quốc Khánh nhấn mạnh.

Lý giải điều này, TS. Khánh cho biết, ngay từ khi dịch bệnh này xuất hiện ở nước ta, Viện đã lên các phương án, kịch bản để đối phó với dịch bệnh và cũng đã phân luồng riêng cho bệnh nhân đến khám bình thường và bệnh nhân nghi ngờ mắc COVID-19.

Những người đã đến các địa điểm này cần liên hệ Y tế ngay

Cũng liên quan bệnh nhân 237 người Thụy Điển, Bộ Y tế phát đi thông báo Khẩn số 10, nêu rõ lịch trình di chuyển của bệnh nhân này. Bộ Y tế đề nghị tất cả những người đã đi tới những địa điểm này trong khoảng thời gian nói trên cần liên hệ ngay với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các tỉnh, thành phố để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe.

Cụ thể:

Ngày 11/3 - 21/3/2020: Bệnh nhân ở Khách sạn Ngọc Anh, cơ sở 2 – 38 Lương Văn Tuy – Ninh Bình.

Ngày 21/3/2020: Bệnh nhân đi xe X.E.Limousine từ Ninh Bình (09h30 sáng) lên Hà Nội.

Ngày 21/3 - 22/3/2020: Bệnh nhân ở Khách sạn Canary Hanoi, số 4 Vũ Hữu Lợi, Hà Nội.

Ngày 22/3/2020 đến nay: Bệnh nhân ở Khách sạn Sao (Star), số 2, ngõ 25, Lâm Du, Bồ Đề, Long Biên.

Ngày 26/03/2020: Bệnh nhân bị T*i n*n, được xe 115 đưa vào Bệnh viện Việt Pháp.

Ngày 30/03/2020: Bệnh nhân khám lại tại Bệnh viện Việt Pháp.

Ngày 01/04/2020: Bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang sau đó chuyển sang Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/455-truong-hop-phai-cach-ly-vi-lien-quan-den-benh-nhan-mac-covid19-so-237-385853.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Có phải trường hợp tai biến nào cũng nên dùng Thu*c này? Tất cả những người trên 50 tuổi đều nên uống An cung ngưu hoàng để đề phòng tai biến? Mẹ tôi bị huyết áp, mỡ máu cao có nên uống dự phòng? Trân trọng cảm ơn, (Hoàng Thịnh, Quận 7, TPHCM)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY